Phố Bát Đàn là con phố dài khoảng 250 m, kéo dài từ phố Hàng Bồ đến phố Phùng Hưng, ở phía Tây khu phố cổ Hà Nội. Nơi đây nguyên là phần đất của các thôn Nhân Nội và Tân Khai, đều thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.Phố Bát Đàn thời xưa chia làm hai đoạn rõ rệt. Đoạn giáp thành Hà Nội thuộc đất thôn Tân Khai, vốn là khu đất cũ của ngôi trường tiểu học Cửa Đông, đến năm 1920 mởi mở mang thành phố.Đoạn còn lại thuộc đất thôn Nhân Nội, là một phố có từ xưa, chuyên bán các loại bát, đĩa, ấm, chén và đồ đàn – tên gọi chung của các loại vại, chum, chậu bằng sành. Đó chính là nguồn gốc tên gọi phố Bát Đàn.Thời Pháp thuộc, phố được gọi là rue Vieille des tasses, nghĩa là phố Hàng Chén. Từ năm 1945, phố trở về tên gốc.Vào thời hoàng kim, đồ gốm sứ ở phố Bát Đàn nổi tiếng khắp đất Thăng Long. Các loại bát, đĩa, đồ dùng bằng gốm sứ được đặt mua từ làng gốm Bát Tràng, còn đồ đàn chủ yếu ở làng Phù Lãng.Tùy theo yêu cầu của của người kinh doanh bên phố Bát Đàn mà nghệ nhân gốm sứ có cách pha chế đất, tạo kiểu dáng, kích cỡ, hoa văn, họa tiết... phù hợp thị hiếu của dân chúng. Vì vậy mà các sản phẩm gốm ở phố Bát Đàn xưa rất được người dân đất kinh kỳ ưa chuộng.Về sau, do thông thương thuận tiện, phố Bát Đàn buôn bán thêm hàng sứ Trung Quốc và Nhật Bản. Hàng sứ Trung Quốc, Nhật Bản tuy không được làm công phu như đồ gốm Bát Tràng nhưng lại có những họa tiết mới lạ nên đồ gốm truyền thống bày bán tại Bát Đàn dần dần bị thu hẹp.Vào khoảng những năm 1920-1930, phố Bát Đàn có thêm một số cửa hàng làm đồ da như va li, cặp sách, túi xách, đồ du lịch. Ở đầu phố giáp Hàng Thiếc có mấy nhà bán thừng, dây gai, võng, chão bện được làm bằng đay và gai.Đặc biệt, trên phố này có khá nhiều cửa hàng của người Nhật Bản, như cửa hàng Oda Yamada Tiểu Điền (số 41) chuyên xuất nhập khẩu, Yamada (số 38) bán tạp phẩm, dãy cửa hàng – khách sạn Nhật ở số 67...Trong chiến sự cuối năm 1946 đầu 1947, phố Bát Đàn bị tàn phá nghiêm trọng, cả phố chỉ còn sót lại 4 nóc nhà nguyên vẹn (số 3 - 5 - 7 và 11). Trong thời tạm chiếm, hai mặt đường phố mới được xây dựng lại.Theo thời gian, hàng gốm sứ dần trên phố Bát Đàn bị những mặt hàng khác chen lấn, len lỏi và nghề kinh doanh gốm sứ bị lu mờ, mai một, và chỉ còn là dĩ vãng được lưu lại qua tên phố.Phố Bát Đàn ngày nay được gần xa biết đến nhờ một món ăn được coi là tinh hoa ẩm thực của người Hà Thành, đó là phở Bát Đàn. Từ cửa hàng phở Gia Truyền ở số 49, các quán phở giờ đây mọc lên khắp phố, thu hút thực khách từ khắp nơi đến thưởng thức.Số 33 phố Bát Đàn còn lưu giữ một ngôi đỉnh cổ, là đình Nhân Nội, nơi thờ thờ thần Long Đỗ Đại Vương, biệt hiệu Bạch Mã Đại Vương, một vị thần nằm trong “Tứ trấn Thăng Long”.Một số hình ảnh khác về phố Bát Đàn.Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.
Phố Bát Đàn là con phố dài khoảng 250 m, kéo dài từ phố Hàng Bồ đến phố Phùng Hưng, ở phía Tây khu phố cổ Hà Nội. Nơi đây nguyên là phần đất của các thôn Nhân Nội và Tân Khai, đều thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.
Phố Bát Đàn thời xưa chia làm hai đoạn rõ rệt. Đoạn giáp thành Hà Nội thuộc đất thôn Tân Khai, vốn là khu đất cũ của ngôi trường tiểu học Cửa Đông, đến năm 1920 mởi mở mang thành phố.
Đoạn còn lại thuộc đất thôn Nhân Nội, là một phố có từ xưa, chuyên bán các loại bát, đĩa, ấm, chén và đồ đàn – tên gọi chung của các loại vại, chum, chậu bằng sành. Đó chính là nguồn gốc tên gọi phố Bát Đàn.
Thời Pháp thuộc, phố được gọi là rue Vieille des tasses, nghĩa là phố Hàng Chén. Từ năm 1945, phố trở về tên gốc.
Vào thời hoàng kim, đồ gốm sứ ở phố Bát Đàn nổi tiếng khắp đất Thăng Long. Các loại bát, đĩa, đồ dùng bằng gốm sứ được đặt mua từ làng gốm Bát Tràng, còn đồ đàn chủ yếu ở làng Phù Lãng.
Tùy theo yêu cầu của của người kinh doanh bên phố Bát Đàn mà nghệ nhân gốm sứ có cách pha chế đất, tạo kiểu dáng, kích cỡ, hoa văn, họa tiết... phù hợp thị hiếu của dân chúng. Vì vậy mà các sản phẩm gốm ở phố Bát Đàn xưa rất được người dân đất kinh kỳ ưa chuộng.
Về sau, do thông thương thuận tiện, phố Bát Đàn buôn bán thêm hàng sứ Trung Quốc và Nhật Bản. Hàng sứ Trung Quốc, Nhật Bản tuy không được làm công phu như đồ gốm Bát Tràng nhưng lại có những họa tiết mới lạ nên đồ gốm truyền thống bày bán tại Bát Đàn dần dần bị thu hẹp.
Vào khoảng những năm 1920-1930, phố Bát Đàn có thêm một số cửa hàng làm đồ da như va li, cặp sách, túi xách, đồ du lịch. Ở đầu phố giáp Hàng Thiếc có mấy nhà bán thừng, dây gai, võng, chão bện được làm bằng đay và gai.
Đặc biệt, trên phố này có khá nhiều cửa hàng của người Nhật Bản, như cửa hàng Oda Yamada Tiểu Điền (số 41) chuyên xuất nhập khẩu, Yamada (số 38) bán tạp phẩm, dãy cửa hàng – khách sạn Nhật ở số 67...
Trong chiến sự cuối năm 1946 đầu 1947, phố Bát Đàn bị tàn phá nghiêm trọng, cả phố chỉ còn sót lại 4 nóc nhà nguyên vẹn (số 3 - 5 - 7 và 11). Trong thời tạm chiếm, hai mặt đường phố mới được xây dựng lại.
Theo thời gian, hàng gốm sứ dần trên phố Bát Đàn bị những mặt hàng khác chen lấn, len lỏi và nghề kinh doanh gốm sứ bị lu mờ, mai một, và chỉ còn là dĩ vãng được lưu lại qua tên phố.
Phố Bát Đàn ngày nay được gần xa biết đến nhờ một món ăn được coi là tinh hoa ẩm thực của người Hà Thành, đó là phở Bát Đàn. Từ cửa hàng phở Gia Truyền ở số 49, các quán phở giờ đây mọc lên khắp phố, thu hút thực khách từ khắp nơi đến thưởng thức.
Số 33 phố Bát Đàn còn lưu giữ một ngôi đỉnh cổ, là đình Nhân Nội, nơi thờ thờ thần Long Đỗ Đại Vương, biệt hiệu Bạch Mã Đại Vương, một vị thần nằm trong “Tứ trấn Thăng Long”.
Một số hình ảnh khác về phố Bát Đàn.
Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.