Toàn ảnh di tích tháp Chiên Đàn, xã Tam An, thị xã Tam Kỳ, Quảng Nam năm 1992. Di tích này có từ thế kỷ 11, gồm ba ngôi tháp khá lớn, tuy nhiên chỉ còn tháp trung tâm là nguyên vẹn, hai ngôi tháp còn lại đã mất hoàn toàn các tầng phía trên, chỉ còn lại phần thân tháp. Ảnh: Hpgrumpe.de.Tháp Chiên Đàn năm 1991. Cả ba ngôi tháp đều thuộc loại tháp Chăm truyền thống: Tháp vuông có các tầng mái, và rất giống nhau về hình dáng, cấu trúc, trang trí, trong đó tòa tháp trung tâm cao hơn các tháp còn lại. Ảnh: Hpgrumpe.de.Các giàn giáo được dựng ở mặt trước tháp Chiên Đàn, 1992. Bên cạnh ba ngọn tháp còn đứng vững, quanh khu vực tháp Chiên Đàn còn rất nhiều nền móng của những công trình đã sụp đổ, cho thấy quy mô bề thế của khu đền tháp trong thời kỳ thịnh vượng. Ảnh: Hpgrumpe.de.Tác phẩm điêu khắc đá ở chân tháp Chiên Đàn, 1992. Tuy kiến trúc không còn nguyên vẹn, nhưng tháp Chiên Đàn là một trong số ít tháp Chăm còn lưu giữ lại được những tác phẩm điêu khắc bằng đá rất sinh động. Ảnh: Hpgrumpe.de.Đó là những mảng phù điêu bằng đá ốp tại chân tháp, lấy cảm hứng từ sử thi Ramayana của Ấn Độ. Ảnh: Hpgrumpe.de.Các phù điêu này thể hiện hình ảnh những chiến binh cầm nhiều loại vũ khí khác nhau, trong các tư thế phong phú như canh gác hoặc chiến đấu. Ảnh: Hpgrumpe.de.Các vũ nữ mình trần nhảy múa uyển chuyển trong các vũ điệu Chăm cổ xưa. Ảnh: Hpgrumpe.de.Cây cối và các loài vật cũng xuất hiện trên các tấm phù điêu. Ảnh: Hpgrumpe.de.Dựa vào các yếu tố kiến trúc và điêu khắc trên, các nhà nghiên cứu đã xếp tháp Chiên Đàn vào nhóm tháp thuộc phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định. Ảnh: Hpgrumpe.de.Các nhà sử học cho rằng, tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 đến đầu thế kỷ 11, trong thời kỳ Champa chuyển kinh đô từ Quảng Nam về Bình Định, dưới thời vua Yan Pu Ku Vijaya. Ảnh: Hpgrumpe.de.Vào cuối năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích tháp Chăm Chiên Đàn với tổng mức đầu tư gần 17 tỷ đồng. Ảnh: Hpgrumpe.de.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
Toàn ảnh di tích tháp Chiên Đàn, xã Tam An, thị xã Tam Kỳ, Quảng Nam năm 1992. Di tích này có từ thế kỷ 11, gồm ba ngôi tháp khá lớn, tuy nhiên chỉ còn tháp trung tâm là nguyên vẹn, hai ngôi tháp còn lại đã mất hoàn toàn các tầng phía trên, chỉ còn lại phần thân tháp. Ảnh: Hpgrumpe.de.
Tháp Chiên Đàn năm 1991. Cả ba ngôi tháp đều thuộc loại tháp Chăm truyền thống: Tháp vuông có các tầng mái, và rất giống nhau về hình dáng, cấu trúc, trang trí, trong đó tòa tháp trung tâm cao hơn các tháp còn lại. Ảnh: Hpgrumpe.de.
Các giàn giáo được dựng ở mặt trước tháp Chiên Đàn, 1992. Bên cạnh ba ngọn tháp còn đứng vững, quanh khu vực tháp Chiên Đàn còn rất nhiều nền móng của những công trình đã sụp đổ, cho thấy quy mô bề thế của khu đền tháp trong thời kỳ thịnh vượng. Ảnh: Hpgrumpe.de.
Tác phẩm điêu khắc đá ở chân tháp Chiên Đàn, 1992. Tuy kiến trúc không còn nguyên vẹn, nhưng tháp Chiên Đàn là một trong số ít tháp Chăm còn lưu giữ lại được những tác phẩm điêu khắc bằng đá rất sinh động. Ảnh: Hpgrumpe.de.
Đó là những mảng phù điêu bằng đá ốp tại chân tháp, lấy cảm hứng từ sử thi Ramayana của Ấn Độ. Ảnh: Hpgrumpe.de.
Các phù điêu này thể hiện hình ảnh những chiến binh cầm nhiều loại vũ khí khác nhau, trong các tư thế phong phú như canh gác hoặc chiến đấu. Ảnh: Hpgrumpe.de.
Các vũ nữ mình trần nhảy múa uyển chuyển trong các vũ điệu Chăm cổ xưa. Ảnh: Hpgrumpe.de.
Cây cối và các loài vật cũng xuất hiện trên các tấm phù điêu. Ảnh: Hpgrumpe.de.
Dựa vào các yếu tố kiến trúc và điêu khắc trên, các nhà nghiên cứu đã xếp tháp Chiên Đàn vào nhóm tháp thuộc phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định. Ảnh: Hpgrumpe.de.
Các nhà sử học cho rằng, tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 đến đầu thế kỷ 11, trong thời kỳ Champa chuyển kinh đô từ Quảng Nam về Bình Định, dưới thời vua Yan Pu Ku Vijaya. Ảnh: Hpgrumpe.de.
Vào cuối năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích tháp Chăm Chiên Đàn với tổng mức đầu tư gần 17 tỷ đồng. Ảnh: Hpgrumpe.de.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.