Khi còn sống, hoàng đế Càn Long rất thích thanh bảo kiếm Cửu Long. Dân gian cho rằng thanh kiếm này mang "lời nguyền bí ẩn" và ứng nghiệm sau khi nó rơi vào tay những chủ nhân khác.Tương truyền, thanh kiếm Cửu Long được tạo ra bằng việc sử dụng máu của 49 người độc ác. Theo đó, vũ khí này mang sát khí nặng và được cho mang "lời nguyền chết chóc".Sau khi băng hà, Càn Long được chôn cất trong Dụ Lăng chất đầy vàng bạc, châu báu và nhiều cổ vật cực giá trị. Trong số này có cả thanh kiếm Cửu Long mà lúc còn sống hoàng đế Càn Long rất yêu thích.Theo các tài liệu lịch sử, sở dĩ thanh kiếm này có tên gọi Cửu Long xuất phát từ việc phần thân của vũ khí này có khắc 9 con rồng vàng.Những con rồng này tượng trưng cho "cửu cửu quy nhất" nhằm thể hiện sức mạnh và ước nguyện trường tồn của vương triều nhà Thanh.Giống như nhiều lăng mộ của bậc đế vương, nơi an nghỉ của hoàng đế Càn Long trở thành mục tiêu của những kẻ trộm mộ. Năm 1928, đám trộm mộ do Tôn Điện Anh dẫn đầu đã đột nhập vào Dụ Lăng và lấy đi nhiều cổ vật giá trị, bao gồm thanh kiếm Cửu Long.Về sau, để tránh bị bắt giữ và xét xử, Tôn Điện Anh giao nộp thanh kiếm Cửu Long cho Đới Lạp nhằm dâng lên cho Tưởng Giới Thạch.Do tình hình chính trị rối ren, Đới Lạp đưa thanh kiếm Cửu Long cho Mã Hán Tam để người này chuyển cho Tưởng Giới Thạch. Thế nhưng, Mã Hán Tam nổi lòng tham nên muốn chiếm bảo kiếm này làm của riêng.Tuy nhiên, không lâu sau, Mã Hán Tam bị quân Nhật bắt giữ nên đã tặng lại Cửu Long bảo kiếm cho điệp viên Kawashima. Tất cả những người trên đều có kết thúc bi kịch sau khi cầm trong tay thanh bảo kiếm của Càn Long.Trong khi Đới Lạp chết trong tai nạn máy bay, Mã Hán Tam bị bắn chết, Tôn Điện Anh chết trong trại giam và Kawashima bị Quốc Dân Đảng bắt giữ và kết án tử hình.Mời quý độc giả xem video: Kiến trúc sư bí ẩn người Việt phía sau Tử Cấm Thành (nguồn: VTV4)
Khi còn sống, hoàng đế Càn Long rất thích thanh bảo kiếm Cửu Long. Dân gian cho rằng thanh kiếm này mang "lời nguyền bí ẩn" và ứng nghiệm sau khi nó rơi vào tay những chủ nhân khác.
Tương truyền, thanh kiếm Cửu Long được tạo ra bằng việc sử dụng máu của 49 người độc ác. Theo đó, vũ khí này mang sát khí nặng và được cho mang "lời nguyền chết chóc".
Sau khi băng hà, Càn Long được chôn cất trong Dụ Lăng chất đầy vàng bạc, châu báu và nhiều cổ vật cực giá trị. Trong số này có cả thanh kiếm Cửu Long mà lúc còn sống hoàng đế Càn Long rất yêu thích.
Theo các tài liệu lịch sử, sở dĩ thanh kiếm này có tên gọi Cửu Long xuất phát từ việc phần thân của vũ khí này có khắc 9 con rồng vàng.
Những con rồng này tượng trưng cho "cửu cửu quy nhất" nhằm thể hiện sức mạnh và ước nguyện trường tồn của vương triều nhà Thanh.
Giống như nhiều lăng mộ của bậc đế vương, nơi an nghỉ của hoàng đế Càn Long trở thành mục tiêu của những kẻ trộm mộ. Năm 1928, đám trộm mộ do Tôn Điện Anh dẫn đầu đã đột nhập vào Dụ Lăng và lấy đi nhiều cổ vật giá trị, bao gồm thanh kiếm Cửu Long.
Về sau, để tránh bị bắt giữ và xét xử, Tôn Điện Anh giao nộp thanh kiếm Cửu Long cho Đới Lạp nhằm dâng lên cho Tưởng Giới Thạch.
Do tình hình chính trị rối ren, Đới Lạp đưa thanh kiếm Cửu Long cho Mã Hán Tam để người này chuyển cho Tưởng Giới Thạch. Thế nhưng, Mã Hán Tam nổi lòng tham nên muốn chiếm bảo kiếm này làm của riêng.
Tuy nhiên, không lâu sau, Mã Hán Tam bị quân Nhật bắt giữ nên đã tặng lại Cửu Long bảo kiếm cho điệp viên Kawashima. Tất cả những người trên đều có kết thúc bi kịch sau khi cầm trong tay thanh bảo kiếm của Càn Long.
Trong khi Đới Lạp chết trong tai nạn máy bay, Mã Hán Tam bị bắn chết, Tôn Điện Anh chết trong trại giam và Kawashima bị Quốc Dân Đảng bắt giữ và kết án tử hình.
Mời quý độc giả xem video: Kiến trúc sư bí ẩn người Việt phía sau Tử Cấm Thành (nguồn: VTV4)