Tên ban đầu của Thành Cát Tư Hãn là Thiết Mộc Chân (Temujin) có nghĩa là “sắt thép” hoặc “thợ rèn”. Phải đến năm 1206, ông mới đổi tên sang Thành Cát Tư Hãn. Khi đó, ông được phong làm lãnh đạo của người Mông Cổ tại một cuộc họp bộ lạc có tên là “kurultai”.Theo các nhà nghiên cứu, tên của Thành Cát Tư Hãn có thể có nghĩa là “đấng cai trị tối cao/toàn cầu”. Kể từ khi đổi tên cho đến khi qua đời năm 1227, Thành Cát Tư Hãn đã dẫn dắt quân đội Mông Cổ thực hiện các cuộc chinh phạt, sáng lập đế chế hùng mạnh nổi tiếng thế giới.Với tài cầm quân đánh trận, đội quân Mông Cổ dũng mãnh, thiện chiến do Thành Cát Tư Hãn chỉ huy đã chinh phục được gần 31 triệu km2 lãnh thổ. Thành tích ấn tượng này giúp ông trở thành một trong những nhà chinh phục xuất chúng nhất lịch sử nhân loại.Trên hành trình chinh phục của mình, Thành Cát Tư Hãn đã đánh bại, thu phục được nhiều vùng lãnh thổ trù phú, trải dài ở châu Á và châu Âu. Đồng thời, các cuộc chinh chiến của nhà sáng lập đế chế Mông Cổ đã gây ra cái chết của hàng chục triệu người.Các sử gia nhận định, Thành Cát Tư Hãn là vị chỉ huy có tài trí hơn người, mạnh mẽ, quyết đoán. Ông khuyến khích binh sĩ dưới trướng tiêu diệt được càng nhiều kẻ thù thì sẽ càng được ban thưởng lớn.Với chế độ khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh, các chiến binh Mông Cổ hết mực trung thành với Thành Cát Tư Hãn.Mỗi lần ra trận, họ đều chiến đấu quả cảm, hy vọng lập được nhiều chiến công hiển hách để có cơ hội thăng tiến và được ban thưởng vàng bạc, tơ lụa, đất đai... giúp bản thân và gia đình có cuộc sống tốt hơn.Giống như nhiều nhà chinh phục, Thành Cát Tư Hãn có một sở thích khá hung bạo, thậm chí là đẫm máu. Đó là mỗi khi đánh thắng trận, ông đều ra lệnh giết chết tù binh là trai trẻ, đàn ông cao từ 90 cm trở lên.Tiếp đến, ông "vừa mắt" bất kỳ người phụ nữ nào ở vùng đất mới chinh phục được thì đều nạp làm thiếp hoặc ban thưởng cho các tướng sĩ dưới trướng.Thành Cát Tư Hãn lý giải đó là niềm vui lớn nhất của một người đàn ông khi đánh bại kẻ thù, lấy đi mọi thứ mà họ sở hữu như đất đai, ngựa, vợ con... Khi chứng kiến kẻ thù rơi nước mắt vì bị tước đoạt mọi thứ, Thành Cát Tư Hãn cảm nhận được niềm vui của kẻ chiến thắng.Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV.
Tên ban đầu của Thành Cát Tư Hãn là Thiết Mộc Chân (Temujin) có nghĩa là “sắt thép” hoặc “thợ rèn”. Phải đến năm 1206, ông mới đổi tên sang Thành Cát Tư Hãn. Khi đó, ông được phong làm lãnh đạo của người Mông Cổ tại một cuộc họp bộ lạc có tên là “kurultai”.
Theo các nhà nghiên cứu, tên của Thành Cát Tư Hãn có thể có nghĩa là “đấng cai trị tối cao/toàn cầu”. Kể từ khi đổi tên cho đến khi qua đời năm 1227, Thành Cát Tư Hãn đã dẫn dắt quân đội Mông Cổ thực hiện các cuộc chinh phạt, sáng lập đế chế hùng mạnh nổi tiếng thế giới.
Với tài cầm quân đánh trận, đội quân Mông Cổ dũng mãnh, thiện chiến do Thành Cát Tư Hãn chỉ huy đã chinh phục được gần 31 triệu km2 lãnh thổ. Thành tích ấn tượng này giúp ông trở thành một trong những nhà chinh phục xuất chúng nhất lịch sử nhân loại.
Trên hành trình chinh phục của mình, Thành Cát Tư Hãn đã đánh bại, thu phục được nhiều vùng lãnh thổ trù phú, trải dài ở châu Á và châu Âu. Đồng thời, các cuộc chinh chiến của nhà sáng lập đế chế Mông Cổ đã gây ra cái chết của hàng chục triệu người.
Các sử gia nhận định, Thành Cát Tư Hãn là vị chỉ huy có tài trí hơn người, mạnh mẽ, quyết đoán. Ông khuyến khích binh sĩ dưới trướng tiêu diệt được càng nhiều kẻ thù thì sẽ càng được ban thưởng lớn.
Với chế độ khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh, các chiến binh Mông Cổ hết mực trung thành với Thành Cát Tư Hãn.
Mỗi lần ra trận, họ đều chiến đấu quả cảm, hy vọng lập được nhiều chiến công hiển hách để có cơ hội thăng tiến và được ban thưởng vàng bạc, tơ lụa, đất đai... giúp bản thân và gia đình có cuộc sống tốt hơn.
Giống như nhiều nhà chinh phục, Thành Cát Tư Hãn có một sở thích khá hung bạo, thậm chí là đẫm máu. Đó là mỗi khi đánh thắng trận, ông đều ra lệnh giết chết tù binh là trai trẻ, đàn ông cao từ 90 cm trở lên.
Tiếp đến, ông "vừa mắt" bất kỳ người phụ nữ nào ở vùng đất mới chinh phục được thì đều nạp làm thiếp hoặc ban thưởng cho các tướng sĩ dưới trướng.
Thành Cát Tư Hãn lý giải đó là niềm vui lớn nhất của một người đàn ông khi đánh bại kẻ thù, lấy đi mọi thứ mà họ sở hữu như đất đai, ngựa, vợ con... Khi chứng kiến kẻ thù rơi nước mắt vì bị tước đoạt mọi thứ, Thành Cát Tư Hãn cảm nhận được niềm vui của kẻ chiến thắng.
Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV.