Trong con hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP HCM, có một khu lăng mộ cổ được đánh giá là hoa mỹ bậc nhất Sài Gòn xưa. Công trình nằm trên khuôn viên rộng khoảng 200 m2, gồm có cổng, tường bao, nhà mộ và mộ phần với những nét kiến trúc tinh xảo.Đây chính là nơi an nghỉ của ông Lý Tường Quan (1842-1896), dân gian còn gọi ông là Bá hộ Xường, một doanh nhân người Hoa thành đạt ở đất Chợ Lớn xưa. Ông được xếp thứ ba trong Tứ đại Phú hộ Sài Gòn thời bấy giờ (nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định).Cuộc đời và sự nghiệp của Bá hộ Xường, sách vở biên chép rất ít, chỉ biết đại khái ông là người Quảng Đông, nguyên quán Phiên Ngung, Quảng Châu, vì bị nhà Thanh chèn ép mà gia đình dạt sang đất Nam Kỳ. Ông vào học trường Tây rồi làm thông ngôn cho chính quyền Pháp.Sách "Sài Gòn năm xưa" của học giả Vương Hồng Sển chép: "Hộ Xường, vốn là thông ngôn xuất thân. Sớm sớm xin thôi, ra lãnh thầu cung cấp vật dụng thức ăn cho thị xã. Nhờ khéo tay thêm phùng thời, cự phú không mấy hồi...".Báo Tuổi Trẻ chủ nhật số 5/1998 có bài Mộ Bá hộ Xường của Nguyễn Thế Kỷ, đã cung cấp thêm một số thông tin: "Rời bỏ vai công chức 'quèn', Bá hộ Xường dốc tâm sức vào việc kinh doanh thịt cá xuất khẩu, mua đất xây cất biệt thự tại vùng Chợ Lớn để cho thuê và bán..."."...Ông giàu lên rất nhanh, nổi tiếng khắp vùng. Sau khi ông chết, số tài sản kếch xù đều bị con cháu nhanh chóng bán tiêu xài hết".Như vậy, có thể thấy Bá hộ Xường xuất thân từ tầng lớp dưới của xã hội thời thuộc địa. Nhờ đức tính cần cù cùng năng khiếu kinh doanh, ông đã xây nên một sản nghiệp đáng nể. Con đường thành công của ông tương tự như nhiều thương nhân Hoa kiều ở Sài Gòn thời thuộc địa.Di sản nổi tiếng nhất mà ông Lý Tường Quan - Bá hộ Xường để lại cho hậu thế chính là khu nhà mồ độc đáo do "tôn tử tương tề đồng tâm" xây dựng vào tháng Chạp năm Bính Thân (1896).Toàn bộ công trình không đồ sộ nhưng trang khang, khoáng đạt, có nhiều hoa văn, họa tiết tinh tế, theo lối kiến trúc Gothic kết hợp với những yếu tố văn hóa truyền thống Á Đông.Di hài người giàu thứ ba Sài Gòn xưa nằm trong một cái quách lớn bằng đá xanh hình chữ nhật dài 3,4 mét, rộng 2,2 mét, dày 0,3 mét, cao 0,8 mét, đặt giữa nhà mồ. Ngày giỗ Bá hộ Xường là ngày 20 tháng 10 âm lịch.Vào năm 2009, di tích mộ Bá hộ Xường đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.
Trong con hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP HCM, có một khu lăng mộ cổ được đánh giá là hoa mỹ bậc nhất Sài Gòn xưa. Công trình nằm trên khuôn viên rộng khoảng 200 m2, gồm có cổng, tường bao, nhà mộ và mộ phần với những nét kiến trúc tinh xảo.
Đây chính là nơi an nghỉ của ông Lý Tường Quan (1842-1896), dân gian còn gọi ông là Bá hộ Xường, một doanh nhân người Hoa thành đạt ở đất Chợ Lớn xưa. Ông được xếp thứ ba trong Tứ đại Phú hộ Sài Gòn thời bấy giờ (nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định).
Cuộc đời và sự nghiệp của Bá hộ Xường, sách vở biên chép rất ít, chỉ biết đại khái ông là người Quảng Đông, nguyên quán Phiên Ngung, Quảng Châu, vì bị nhà Thanh chèn ép mà gia đình dạt sang đất Nam Kỳ. Ông vào học trường Tây rồi làm thông ngôn cho chính quyền Pháp.
Sách "Sài Gòn năm xưa" của học giả Vương Hồng Sển chép: "Hộ Xường, vốn là thông ngôn xuất thân. Sớm sớm xin thôi, ra lãnh thầu cung cấp vật dụng thức ăn cho thị xã. Nhờ khéo tay thêm phùng thời, cự phú không mấy hồi...".
Báo Tuổi Trẻ chủ nhật số 5/1998 có bài Mộ Bá hộ Xường của Nguyễn Thế Kỷ, đã cung cấp thêm một số thông tin: "Rời bỏ vai công chức 'quèn', Bá hộ Xường dốc tâm sức vào việc kinh doanh thịt cá xuất khẩu, mua đất xây cất biệt thự tại vùng Chợ Lớn để cho thuê và bán...".
"...Ông giàu lên rất nhanh, nổi tiếng khắp vùng. Sau khi ông chết, số tài sản kếch xù đều bị con cháu nhanh chóng bán tiêu xài hết".
Như vậy, có thể thấy Bá hộ Xường xuất thân từ tầng lớp dưới của xã hội thời thuộc địa. Nhờ đức tính cần cù cùng năng khiếu kinh doanh, ông đã xây nên một sản nghiệp đáng nể. Con đường thành công của ông tương tự như nhiều thương nhân Hoa kiều ở Sài Gòn thời thuộc địa.
Di sản nổi tiếng nhất mà ông Lý Tường Quan - Bá hộ Xường để lại cho hậu thế chính là khu nhà mồ độc đáo do "tôn tử tương tề đồng tâm" xây dựng vào tháng Chạp năm Bính Thân (1896).
Toàn bộ công trình không đồ sộ nhưng trang khang, khoáng đạt, có nhiều hoa văn, họa tiết tinh tế, theo lối kiến trúc Gothic kết hợp với những yếu tố văn hóa truyền thống Á Đông.
Di hài người giàu thứ ba Sài Gòn xưa nằm trong một cái quách lớn bằng đá xanh hình chữ nhật dài 3,4 mét, rộng 2,2 mét, dày 0,3 mét, cao 0,8 mét, đặt giữa nhà mồ. Ngày giỗ Bá hộ Xường là ngày 20 tháng 10 âm lịch.
Vào năm 2009, di tích mộ Bá hộ Xường đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.