Nằm ở địa phận phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định, chùa Phổ Minh hay chùa Tháp là một trong những dấu tích quan trọng còn lại của một thời Hào khí Đông A nhà Trần.Theo biên niên sử, chùa được xây dựng vào năm 1262, ở phía Tây cung Trùng Quang của các vua nhà Trần. Nhưng theo văn bia, chùa đã có từ thời Lý và được xây dựng lại với quy mô rộng lớn từ năm 1262. Tuy đã nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn còn giữ được nhiều dấu tích kiến trúc đời Trần.Cụm kiến trúc chính của chùa Phổ Minh bao gồm 9 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, toà thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng hơn, xếp theo hình chữ "công".Sau thượng điện, cách một sân hẹp là ngôi nhà dài 11 gian. Ở giữa là 5 gian nhà tổ, bên trái là 3 gian nhà tăng và bên phải là 3 gian điện thờ.Hai dãy hành lang nối tiền đường ở phía trước với ngôi nhà 11 gian ở phía sau làm thành một khung vuông bao quanh kiến trúc chùa.Bên cạnh chư Phật và Bồ tát, chùa còn thờ các vị Tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, gồm Tổ Trần Nhân Tông, Tổ Pháp Loa, tượng Tổ Huyền Quang.Kiến trúc thời nhà Trần quan trọng nhất còn được bảo tồn khá nguyên vẹn của chùa là tháp Phổ Minh, nằm trước tiền đường.Tháp được dựng năm 130, cao khoảng 19m, gồm 14 tầng. Nền tháp và tầng thứ nhất xây bằng đá, những tầng còn lại phía trên xây bằng gạch. Tầng nào cũng trổ 4 cửa vòm cuốn, giữa các tầng là gờ mái...Những dấu tích kiến trúc khác của đời Trần gồm đôi sấu đá trên thành bậc tam quan, đôi rồng trên thành bậc gian giữa tiền đường...Hai bên lối vào chùa có hai hồ tròn thả sen nằm đăng đối.Liền kề với hai hồ sen là hai nhà bia.Trong khuôn viên chùa còn có hai cây muỗm cổ thụ, đã được công nhận là cây di sản của Việt Nam.Một góc vườn tháp của chùa Phổ Minh.Năm 2012, chùa Phổ Minh cùng quần thể di tích đền Trần đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Nằm ở địa phận phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định, chùa Phổ Minh hay chùa Tháp là một trong những dấu tích quan trọng còn lại của một thời Hào khí Đông A nhà Trần.
Theo biên niên sử, chùa được xây dựng vào năm 1262, ở phía Tây cung Trùng Quang của các vua nhà Trần. Nhưng theo văn bia, chùa đã có từ thời Lý và được xây dựng lại với quy mô rộng lớn từ năm 1262. Tuy đã nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn còn giữ được nhiều dấu tích kiến trúc đời Trần.
Cụm kiến trúc chính của chùa Phổ Minh bao gồm 9 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, toà thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng hơn, xếp theo hình chữ "công".
Sau thượng điện, cách một sân hẹp là ngôi nhà dài 11 gian. Ở giữa là 5 gian nhà tổ, bên trái là 3 gian nhà tăng và bên phải là 3 gian điện thờ.
Hai dãy hành lang nối tiền đường ở phía trước với ngôi nhà 11 gian ở phía sau làm thành một khung vuông bao quanh kiến trúc chùa.
Bên cạnh chư Phật và Bồ tát, chùa còn thờ các vị Tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, gồm Tổ Trần Nhân Tông, Tổ Pháp Loa, tượng Tổ Huyền Quang.
Kiến trúc thời nhà Trần quan trọng nhất còn được bảo tồn khá nguyên vẹn của chùa là tháp Phổ Minh, nằm trước tiền đường.
Tháp được dựng năm 130, cao khoảng 19m, gồm 14 tầng. Nền tháp và tầng thứ nhất xây bằng đá, những tầng còn lại phía trên xây bằng gạch. Tầng nào cũng trổ 4 cửa vòm cuốn, giữa các tầng là gờ mái...
Những dấu tích kiến trúc khác của đời Trần gồm đôi sấu đá trên thành bậc tam quan, đôi rồng trên thành bậc gian giữa tiền đường...
Hai bên lối vào chùa có hai hồ tròn thả sen nằm đăng đối.
Liền kề với hai hồ sen là hai nhà bia.
Trong khuôn viên chùa còn có hai cây muỗm cổ thụ, đã được công nhận là cây di sản của Việt Nam.
Một góc vườn tháp của chùa Phổ Minh.
Năm 2012, chùa Phổ Minh cùng quần thể di tích đền Trần đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.