Vào năm 1827, dưới triều vua Minh Mạng, Quan Tượng Đài đã được xây dựng ở kinh thành Huế để làm nơi quan sát khí tượng, khí hậu, thời tiết của triều đình nhà Nguyễn.Đài thiên văn này thuộc sự quản lý của Khâm Thiên Giám, là cơ quan có chức năng xem thiên văn, dự báo khí hậu thời tiết, làm lịch, coi đất, chọn ngày tốt... cho các hoạt động của triều đình cũng như dân chúng.Vị trí của Quan Tượng Đài nằm ở thượng thành (mặt trên thành) góc Tây Nam Hoàng thành, thuộc phạm vi pháo đài Nam Minh (hiện thuộc địa phận phường Thuận Hoà, thành phố Huế).Công trình có hai phần chính: phần nền đài và kiến trúc bên trên có tên là đình Bát Phong.Nền đài gồm hai phần, phần trước là khối kiến trúc hình tứ giác có dạng tương tự như một pháo đài, phần sau là dãy bậc cấp thoai thoải dẫn lên trên mặt nền.Đình Bát Phong nằm trên nền đài, là một tòa đình có 8 cạnh, hai tầng mái, được chống đỡ bằng 12 cột gỗ.Từ nơi đây, các nhà chiêm tinh của cơ quan Khâm Thiên Giám sẽ dùng kính thiên văn để quan sát mặt trời, trăng và các tinh tú.Các hiện tượng thời tiết thông thường như mưa, nắng, gió và bất thường như hạn hán, lũ lụt cũng được ghi nhận từ đây rồi báo cáo về cho vua nhằm có kế hoạch ứng phó trong triều đình và dân chúng.Quan Tượng Đài là công trình dạng đài thiên văn thứ hai được ghi nhận trong lịch sử phong kiến Việt Nam, và là công trình duy nhất còn lại dấu tích.Trước đó, vào thời Hậu Lê, ở Kinh đô Thăng Long đã có một đài thiên văn và cơ quan Khâm Thiên Giám, nhưng đã mất hoàn toàn dấu vết. Những gì còn lưu lại chỉ là một tên phố Khâm Thiên.Cho tới những năm 1960, Quan Tượng Đài ở Huế vẫn còn tương đối nguyên vẹn. Sau đó, vì bị bỏ hoang và chịu tác động từ chiến tranh, công trình đã xuống cấp, hư hại nặng nề.Từ tháng 10/2012 - 9/2013, Quan Tượng Đài đã được tu bổ phục hồi, trong đó, đình Bát Phong được phục dựng mới hoàn toàn theo kiến trúc cũ.Ngày nay, nơi đây là một điểm tham quan thú vị dành cho những người muốn khám phá kiến trúc, lịch sử của kinh thành Huế xưa.
Vào năm 1827, dưới triều vua Minh Mạng, Quan Tượng Đài đã được xây dựng ở kinh thành Huế để làm nơi quan sát khí tượng, khí hậu, thời tiết của triều đình nhà Nguyễn.
Đài thiên văn này thuộc sự quản lý của Khâm Thiên Giám, là cơ quan có chức năng xem thiên văn, dự báo khí hậu thời tiết, làm lịch, coi đất, chọn ngày tốt... cho các hoạt động của triều đình cũng như dân chúng.
Vị trí của Quan Tượng Đài nằm ở thượng thành (mặt trên thành) góc Tây Nam Hoàng thành, thuộc phạm vi pháo đài Nam Minh (hiện thuộc địa phận phường Thuận Hoà, thành phố Huế).
Công trình có hai phần chính: phần nền đài và kiến trúc bên trên có tên là đình Bát Phong.
Nền đài gồm hai phần, phần trước là khối kiến trúc hình tứ giác có dạng tương tự như một pháo đài, phần sau là dãy bậc cấp thoai thoải dẫn lên trên mặt nền.
Đình Bát Phong nằm trên nền đài, là một tòa đình có 8 cạnh, hai tầng mái, được chống đỡ bằng 12 cột gỗ.
Từ nơi đây, các nhà chiêm tinh của cơ quan Khâm Thiên Giám sẽ dùng kính thiên văn để quan sát mặt trời, trăng và các tinh tú.
Các hiện tượng thời tiết thông thường như mưa, nắng, gió và bất thường như hạn hán, lũ lụt cũng được ghi nhận từ đây rồi báo cáo về cho vua nhằm có kế hoạch ứng phó trong triều đình và dân chúng.
Quan Tượng Đài là công trình dạng đài thiên văn thứ hai được ghi nhận trong lịch sử phong kiến Việt Nam, và là công trình duy nhất còn lại dấu tích.
Trước đó, vào thời Hậu Lê, ở Kinh đô Thăng Long đã có một đài thiên văn và cơ quan Khâm Thiên Giám, nhưng đã mất hoàn toàn dấu vết. Những gì còn lưu lại chỉ là một tên phố Khâm Thiên.
Cho tới những năm 1960, Quan Tượng Đài ở Huế vẫn còn tương đối nguyên vẹn. Sau đó, vì bị bỏ hoang và chịu tác động từ chiến tranh, công trình đã xuống cấp, hư hại nặng nề.
Từ tháng 10/2012 - 9/2013, Quan Tượng Đài đã được tu bổ phục hồi, trong đó, đình Bát Phong được phục dựng mới hoàn toàn theo kiến trúc cũ.
Ngày nay, nơi đây là một điểm tham quan thú vị dành cho những người muốn khám phá kiến trúc, lịch sử của kinh thành Huế xưa.