Nằm ở trung tâm thành phố Đà Lạt, rạp 3/4 là một địa điểm ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của xứ sở ngàn hoa.Tại nơi rạp tọa lạc, vào năm 1929, một ngôi chợ đã được xây dựng, là ngôi chợ đầu tiên của Đà Lạt. Chợ dựng bằng cây, lợp mái tôn, vì thế được người dân gọi là chợ Cây.Năm 1931, chợ Cây bị cháy rụi. Đến năm 1937, Công ty SIDEC của Pháp xây dựng một ngôi chợ kiên cố bằng bê tông cốt thép thay thế chợ Cây, chính là tòa nhà của rạp 3/4 ngày nay.Vào năm 1945, khi cuộc Cách mạng Tháng Tám nổ ra, người dân từ khắp các địa bàn của Đà Lạt đã mang theo cờ, khẩu hiệu, các loại vũ khí thô sơ rầm rộ kéo về quảng trường trước chợ dự mít tinh vào sáng sớm ngày 23/8 theo lời hiệu triệu của Việt Minh.Từ khu vực này, gần 10.000 người đội ngũ chỉnh tề đã kéo đến giành chính quyền ở dinh Tỉnh trưởng Lâm Viên và chiếm giữ nhiều vị trí quan trọng của Đà Lạt. Cờ đỏ sao vàng tung bay khắp nơi, báo hiệu sự thành công của cách mạng ở "thủ đô mùa hè" của toàn Liên bang Đông Dương.Từ năm 1958 -1960, chợ Đà Lạt mới (chợ Đà Lạt hiện tại) được xây dựng trên một thung lũng sình lầy ngay dưới chân đồi của chợ cũ. Sau khi chợ mới khánh thành, chợ cũ được cải tạo lại và chuyển đổi thành Hội trường Hòa Bình.Do khu nhà chính của hội trường cũng được sử dụng làm rạp phim, nên người dân thường gọi nơi đây là rạp Hòa Bình. Dãy nhà hai bên rạp vẫn giữ chức năng của khu chợ cũ với các cửa hàng. Các khu phố xung quanh rạp được gọi là khu Hòa Bình.Sau năm 1975, rạp Hòa Bình đổi tên thành rạp 3/4 để ghi nhớ ngày giải phóng thành phố Đà Lạt 3/4/1975.Ngày nay, rạp 3/4 được coi là một trong những công trình mang tính biểu tượng của thành phố Đà Lạt.
Nằm ở trung tâm thành phố Đà Lạt, rạp 3/4 là một địa điểm ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của xứ sở ngàn hoa.
Tại nơi rạp tọa lạc, vào năm 1929, một ngôi chợ đã được xây dựng, là ngôi chợ đầu tiên của Đà Lạt. Chợ dựng bằng cây, lợp mái tôn, vì thế được người dân gọi là chợ Cây.
Năm 1931, chợ Cây bị cháy rụi. Đến năm 1937, Công ty SIDEC của Pháp xây dựng một ngôi chợ kiên cố bằng bê tông cốt thép thay thế chợ Cây, chính là tòa nhà của rạp 3/4 ngày nay.
Vào năm 1945, khi cuộc Cách mạng Tháng Tám nổ ra, người dân từ khắp các địa bàn của Đà Lạt đã mang theo cờ, khẩu hiệu, các loại vũ khí thô sơ rầm rộ kéo về quảng trường trước chợ dự mít tinh vào sáng sớm ngày 23/8 theo lời hiệu triệu của Việt Minh.
Từ khu vực này, gần 10.000 người đội ngũ chỉnh tề đã kéo đến giành chính quyền ở dinh Tỉnh trưởng Lâm Viên và chiếm giữ nhiều vị trí quan trọng của Đà Lạt. Cờ đỏ sao vàng tung bay khắp nơi, báo hiệu sự thành công của cách mạng ở "thủ đô mùa hè" của toàn Liên bang Đông Dương.
Từ năm 1958 -1960, chợ Đà Lạt mới (chợ Đà Lạt hiện tại) được xây dựng trên một thung lũng sình lầy ngay dưới chân đồi của chợ cũ. Sau khi chợ mới khánh thành, chợ cũ được cải tạo lại và chuyển đổi thành Hội trường Hòa Bình.
Do khu nhà chính của hội trường cũng được sử dụng làm rạp phim, nên người dân thường gọi nơi đây là rạp Hòa Bình. Dãy nhà hai bên rạp vẫn giữ chức năng của khu chợ cũ với các cửa hàng. Các khu phố xung quanh rạp được gọi là khu Hòa Bình.
Sau năm 1975, rạp Hòa Bình đổi tên thành rạp 3/4 để ghi nhớ ngày giải phóng thành phố Đà Lạt 3/4/1975.
Ngày nay, rạp 3/4 được coi là một trong những công trình mang tính biểu tượng của thành phố Đà Lạt.