Cây hẹ khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, chúng được người xưa tìn rằng có khả năng "thần thánh". Cụ thể, người La Mã cổ đại cho rằng việc ăn hẹ giúp họ đạt được sức mạnh lớn hơn so với người khác.Chính vì vậy, trước mỗi cuộc chiến, các chiến binh, võ sĩ thường ăn hẹ để tăng cường sức mạnh. Không những vậy, người ta còn cho ngựa đua ăn cây hẹ trước các cuộc so tài để chúng khỏe hơn, dễ dàng dành chiến thắng.Vào thời Trung cổ, một số nước ở châu Âu tin rằng hẹ có khả năng xua đuổi ma quỷ. Chính vì vậy, không ít người treo hẹ trước cửa nhà để bảo vệ các thành viên trong gia đình khỏi linh hồn quỷ dữ.Vào thời cổ đại, đế chế La Mã coi dưa chuột mang sức mạnh "thần thánh". Cụ thể, theo Pliny the Elder, người La Mã quan niệm dưa chuột có khả năng thúc đẩy khả năng sinh sản.Do vậy, phụ nữ La Mã thời cổ đại sẽ đeo những quả dưa chuột quanh eo. Những người đỡ đẻ cũng mang theo loại quả này và sau đó vứt chúng đi sau khi đứa trẻ chào đời.Tại Rome thời cổ đại, dưa chuột còn được sử dụng để chữa thị lực kém, chữa vết cắn của bọ cạp.Củ hành tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng được người Ai Cập thời cổ đại xem là "thần thánh". Người xưa sử dụng củ hành trong quá trình ướp xác.Theo đó, những người thợ ướp xác thường đặt những củ hành tại các bộ phận trên xác ướp như hốc mắt, ngực, xương chậu...Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ người Ai Cập làm như vậy vì tìn rằng củ hành khi cắt ra có những vòng tròn đẹp mắt sẽ mang lại hơi thở cho người quá cố.Củ hành cũng được cho rằng mang theo sức mạnh kỳ bí, giúp ích rất nhiều cho người chết khi ở thế giới bên kia.Mời độc giả xem video: Tìm ký ức người xưa trong sách cũ (nguồn: VTC14)
Cây hẹ khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, chúng được người xưa tìn rằng có khả năng "thần thánh". Cụ thể, người La Mã cổ đại cho rằng việc ăn hẹ giúp họ đạt được sức mạnh lớn hơn so với người khác.
Chính vì vậy, trước mỗi cuộc chiến, các chiến binh, võ sĩ thường ăn hẹ để tăng cường sức mạnh. Không những vậy, người ta còn cho ngựa đua ăn cây hẹ trước các cuộc so tài để chúng khỏe hơn, dễ dàng dành chiến thắng.
Vào thời Trung cổ, một số nước ở châu Âu tin rằng hẹ có khả năng xua đuổi ma quỷ. Chính vì vậy, không ít người treo hẹ trước cửa nhà để bảo vệ các thành viên trong gia đình khỏi linh hồn quỷ dữ.
Vào thời cổ đại, đế chế La Mã coi dưa chuột mang sức mạnh "thần thánh". Cụ thể, theo Pliny the Elder, người La Mã quan niệm dưa chuột có khả năng thúc đẩy khả năng sinh sản.
Do vậy, phụ nữ La Mã thời cổ đại sẽ đeo những quả dưa chuột quanh eo. Những người đỡ đẻ cũng mang theo loại quả này và sau đó vứt chúng đi sau khi đứa trẻ chào đời.
Tại Rome thời cổ đại, dưa chuột còn được sử dụng để chữa thị lực kém, chữa vết cắn của bọ cạp.
Củ hành tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng được người Ai Cập thời cổ đại xem là "thần thánh". Người xưa sử dụng củ hành trong quá trình ướp xác.
Theo đó, những người thợ ướp xác thường đặt những củ hành tại các bộ phận trên xác ướp như hốc mắt, ngực, xương chậu...
Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ người Ai Cập làm như vậy vì tìn rằng củ hành khi cắt ra có những vòng tròn đẹp mắt sẽ mang lại hơi thở cho người quá cố.
Củ hành cũng được cho rằng mang theo sức mạnh kỳ bí, giúp ích rất nhiều cho người chết khi ở thế giới bên kia.
Mời độc giả xem video: Tìm ký ức người xưa trong sách cũ (nguồn: VTC14)