Trong số các nhân tài phò tá Lưu Bị, Gia Cát Lượng là một trong những nhân vật nổi bật nhất. Là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần, Khổng Minh đã góp công lớn giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục và hình thành thế chân vạc thời Tam quốc.Với những đóng góp to lớn cho nhà Thục, Gia Cát Lượng được Lưu Bị tin tưởng, trọng dụng và giao cho vị trí quan trọng trong triều là Thừa tướng. Theo đó, Khổng Minh là người quyền lực thứ hai của nhà Thục, chỉ sau hoàng đế Lưu Bị.Với tầm nhìn xa trông rộng và biết cách chiêu mộ, trọng dụng nhân tài xuất chúng như Gia Cát Lượng, Lưu Bị đã trở thành một thế lực mạnh sánh ngang Tào Tháo, Tôn Quyền.Là nhân vật có sức ảnh hưởng lớn thời Tam quốc, Tào Tháo đã dùng tài trí của mình để đánh giá điểm mạnh - yếu của đối thủ. Trong số những kẻ thù được Tào Tháo quan sát, phân tích tỉ mỉ có Gia Cát Lượng.Theo Tào Tháo, Gia Cát Lượng thông minh, mưu lược hơn người, đa tài đa nghệ nhưng có một điểm yếu chí mạng. Đó chính là tính quá thận trọng.Tào Tháo cho rằng, Khổng Minh luôn suy nghĩ, hành động thận trọng nên nhiều lúc không dám mạo hiểm dẫn tới bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt. Đây được cho chính là lý do vì sao Lưu Bị hiếm khi đưa Khổng Minh cùng ra chiến trường.Điều này xuất phát từ việc tình hình trên chiến trường luôn biến đổi không ngừng. Nếu Khổng Minh dẫn quân và không kịp thời ra quyết định thì quân Thục sẽ gặp bất lợi lớn, thậm chí là thất bại.Tào Tháo nhận định tài năng về chính trị của Khổng Minh hơn hẳn về quân sự. Đồng thời, ông giỏi trị quân hơn là dùng quân.Lưu Bị cũng nhìn thấu nhược điểm quá thận trọng của Khổng Minh nên thường giao cho ông nhiệm vụ giữ vững hậu phương, chuẩn bị hậu cần, tập trung phát triển kinh tế, chăm lo cho đời sống của người dân...Quả thật, Gia Cát Lượng làm rất tốt công việc hậu phương, chăm lo xử lý quốc sự để Lưu Bị có thể yên tâm dẫn quân chinh chiến.Mời độc giả xem video: Trung Quốc: Một thành phố bị bão tuyết tấn công nghiêm trọng.
Trong số các nhân tài phò tá Lưu Bị, Gia Cát Lượng là một trong những nhân vật nổi bật nhất. Là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần, Khổng Minh đã góp công lớn giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục và hình thành thế chân vạc thời Tam quốc.
Với những đóng góp to lớn cho nhà Thục, Gia Cát Lượng được Lưu Bị tin tưởng, trọng dụng và giao cho vị trí quan trọng trong triều là Thừa tướng. Theo đó, Khổng Minh là người quyền lực thứ hai của nhà Thục, chỉ sau hoàng đế Lưu Bị.
Với tầm nhìn xa trông rộng và biết cách chiêu mộ, trọng dụng nhân tài xuất chúng như Gia Cát Lượng, Lưu Bị đã trở thành một thế lực mạnh sánh ngang Tào Tháo, Tôn Quyền.
Là nhân vật có sức ảnh hưởng lớn thời Tam quốc, Tào Tháo đã dùng tài trí của mình để đánh giá điểm mạnh - yếu của đối thủ. Trong số những kẻ thù được Tào Tháo quan sát, phân tích tỉ mỉ có Gia Cát Lượng.
Theo Tào Tháo, Gia Cát Lượng thông minh, mưu lược hơn người, đa tài đa nghệ nhưng có một điểm yếu chí mạng. Đó chính là tính quá thận trọng.
Tào Tháo cho rằng, Khổng Minh luôn suy nghĩ, hành động thận trọng nên nhiều lúc không dám mạo hiểm dẫn tới bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt. Đây được cho chính là lý do vì sao Lưu Bị hiếm khi đưa Khổng Minh cùng ra chiến trường.
Điều này xuất phát từ việc tình hình trên chiến trường luôn biến đổi không ngừng. Nếu Khổng Minh dẫn quân và không kịp thời ra quyết định thì quân Thục sẽ gặp bất lợi lớn, thậm chí là thất bại.
Tào Tháo nhận định tài năng về chính trị của Khổng Minh hơn hẳn về quân sự. Đồng thời, ông giỏi trị quân hơn là dùng quân.
Lưu Bị cũng nhìn thấu nhược điểm quá thận trọng của Khổng Minh nên thường giao cho ông nhiệm vụ giữ vững hậu phương, chuẩn bị hậu cần, tập trung phát triển kinh tế, chăm lo cho đời sống của người dân...
Quả thật, Gia Cát Lượng làm rất tốt công việc hậu phương, chăm lo xử lý quốc sự để Lưu Bị có thể yên tâm dẫn quân chinh chiến.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc: Một thành phố bị bão tuyết tấn công nghiêm trọng.