Nằm ở vị trí trung tâm thành Cổ Loa, đền Thượng, tức đền thờ An Dương Vương là một ngôi đền thờ có vị trí lịch sử và tâm linh đặc biệt gắn với kinh đô của nhà nước Âu Lạc xưa.Tương truyền, đền được trên nền nội cung của vua An Dương Vương ngày trước. Đến nay vẫn chưa rõ đền được xây từ bao giờ, chỉ biết công trình đã sửa chữa lại vào năm 1687, 1893 và gần đây đã được đại trùng tu.Cổng đền được xây theo dạng tam quan bề thế. Bậc tam cấp trước cổng có đôi rồng đá là di vật đời Trần hoặc Lê sơ.Sau tam quan là khu đền chính nằm trên nền đất cao. Phía trước là tòa nhà tiền đường, hai bên có hai cổng nhỏ.Sau tiền đường là tòa thượng điện có kết cấu 5 gian. Hai bên thượng điện có hai dãy nhà phụ trợ làm nơi tiếp khách và sinh hoạt của người trông đền. Trước thượng điện là khoảng sân rộng, hai bên sân có hai dãy hãnh lang.Không gian bên trong thượng điện tôn nghiêm với các ban thờ được bố trí theo trục dọc.Trong cùng của thượng điện là hậu cung, nơi có một khám lớn bằng gỗ đặt ban thờ vua An Dương Vương.Trung tâm của ban thờ là tượng vua An Dương Vương bằng đồng được đúc năm 1897, nặng 255kg.Hai bên khám thờ vua An Dương Vương có ban thờ Hoàng hậu và ban thờ Mẫu.Ban thờ thần Kim Quy trong đền.Tòa bi đình nằm ở bên phải khu đền.Đây là nơi lưu giữ các bia đá cổ, trong đó có ba bia khắc năm 1606.Đặc biệt, trong khuôn viên đền thờ An Dương Vương có hai hố vẫn được cho là mắt rồng của thành Cổ Loa. Một hố luôn đầy ắp nước dù là mùa hạn, trong khi hố kia luôn khô cạn ngay cả những ngày trời mưa như trút.Phía trước đền có một hồ hình bán nguyệt, giữa đắp bờ tròn tạo thành giếng Ngọc. Tương truyền, đây là nơi Trọng Thủy tự tử sau khi phản bội Mỵ Châu.Hàng năm, hội đền cử hành vào ngày mồng 6 tháng Giêng và kéo dài trong khoảng 10 ngày, thu hút đông dảo du khách xa gần.Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở vị trí trung tâm thành Cổ Loa, đền Thượng, tức đền thờ An Dương Vương là một ngôi đền thờ có vị trí lịch sử và tâm linh đặc biệt gắn với kinh đô của nhà nước Âu Lạc xưa.
Tương truyền, đền được trên nền nội cung của vua An Dương Vương ngày trước. Đến nay vẫn chưa rõ đền được xây từ bao giờ, chỉ biết công trình đã sửa chữa lại vào năm 1687, 1893 và gần đây đã được đại trùng tu.
Cổng đền được xây theo dạng tam quan bề thế. Bậc tam cấp trước cổng có đôi rồng đá là di vật đời Trần hoặc Lê sơ.
Sau tam quan là khu đền chính nằm trên nền đất cao. Phía trước là tòa nhà tiền đường, hai bên có hai cổng nhỏ.
Sau tiền đường là tòa thượng điện có kết cấu 5 gian. Hai bên thượng điện có hai dãy nhà phụ trợ làm nơi tiếp khách và sinh hoạt của người trông đền. Trước thượng điện là khoảng sân rộng, hai bên sân có hai dãy hãnh lang.
Không gian bên trong thượng điện tôn nghiêm với các ban thờ được bố trí theo trục dọc.
Trong cùng của thượng điện là hậu cung, nơi có một khám lớn bằng gỗ đặt ban thờ vua An Dương Vương.
Trung tâm của ban thờ là tượng vua An Dương Vương bằng đồng được đúc năm 1897, nặng 255kg.
Hai bên khám thờ vua An Dương Vương có ban thờ Hoàng hậu và ban thờ Mẫu.
Ban thờ thần Kim Quy trong đền.
Tòa bi đình nằm ở bên phải khu đền.
Đây là nơi lưu giữ các bia đá cổ, trong đó có ba bia khắc năm 1606.
Đặc biệt, trong khuôn viên đền thờ An Dương Vương có hai hố vẫn được cho là mắt rồng của thành Cổ Loa. Một hố luôn đầy ắp nước dù là mùa hạn, trong khi hố kia luôn khô cạn ngay cả những ngày trời mưa như trút.
Phía trước đền có một hồ hình bán nguyệt, giữa đắp bờ tròn tạo thành giếng Ngọc. Tương truyền, đây là nơi Trọng Thủy tự tử sau khi phản bội Mỵ Châu.
Hàng năm, hội đền cử hành vào ngày mồng 6 tháng Giêng và kéo dài trong khoảng 10 ngày, thu hút đông dảo du khách xa gần.
Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.