Xặng boóc (nghĩa là cây hoa) là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái ở Việt Nam. Ảnh: Cây xặng boóc được dựng ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tại Hà Nội.Cây hoa này là trung tâm của lễ mừng mùa măng mọc, được tổ chức hàng năm hay 2-3 năm một lần, sau khi có tiếng sấm đầu mùa, theo truyền thống của người Thái. Lễ hội này bắt nguồn từ tập quán, sau khi được thầy cúng chữa khỏi bệnh, người Thái sẽ tự coi mình là con nuôi của thầy và là “chồi măng” của nữ thần chủ ở cõi hư vô. Lễ hội được tiến hành để tạ ơn vị thần chủ và cầu mong sức khoẻ, cuộc sống tốt lành.Cây xặng boóc được làm thủ công, với thân là cây tre hoặc cây nứa già, có chiều cao khoảng 4 mét, được khoét nhiều lỗ chia thành nhiều tầng khác nhau. Mổi tầng cắm vài cành hoa vót bằng tre.Đầu cành hoa có các dải hoa rủ xuống. Chúng được làm theo dạng chuỗi hạt với mỗi hạt là một mẩu gỗ nhỏ hình trụ tròn có đục lỗ để luồn dây ở giữa.Đầu dải hoa là các bông hoa được cắt tỉa từ gỗ mềm.Trên các cành hoa còn treo nhiều mô hình làm bằng gỗ hay lạt giang, tái hiện hình ảnh vỏ trứng, các loài động vật (ve sầu, thuồng luồng, cua, nhện, ếch, chim, khỉ, trâu...) hay vật dụng (thuyền, bè, cày bừa...).Trên đỉnh cây hoa nghi lễ được cắm một cây ô hình vuông. Cây ô này sẽ được các thiếu nữ dùng khi các ông mo nhảy điệu múa truyền thống.Các bộ phận của cây hoa được nhuộm màu xanh, đỏ, tím, vàng… rực rỡ, đem lại cảm giác vui tươi cho người tham gia buổi lễ.Sau lễ cúng, mọi người múa hát quanh cây hoa, trong âm thanh của chiêng, trống, tiếng gỗ máng vò lúa, tiếng đập ống nứa, tượng trưng cho sấm, mưa và sự phồn thực, với hy vọng một mùa sản xuất sẽ tươi tốt.Cuối buổi lễ, chủ nhà sẽ hái hoa tặng cho tất cả mọi người có mặt trong lễ hội. Mỗi bông hoa là một phần lộc tượng trưng cho sự may mắn trong cuộc sống.Tuy theo tập quán từng địa phương mà cây xặng boóc có những sự khác biệt nhất định. Nhưng chúng có một ý nghĩa chung là tượng trưng cho các tầng trời đất, phản ánh vũ trụ quan của người dân tộc Thái.Ngày nay cây xặng boóc và lễ hội mừng mùa măng mọc vẫn được duy trì, là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở Việt Nam.
Xem video: Các khúc Việt Nam quê hương tôi.
Xặng boóc (nghĩa là cây hoa) là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái ở Việt Nam. Ảnh: Cây xặng boóc được dựng ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tại Hà Nội.
Cây hoa này là trung tâm của lễ mừng mùa măng mọc, được tổ chức hàng năm hay 2-3 năm một lần, sau khi có tiếng sấm đầu mùa, theo truyền thống của người Thái.
Lễ hội này bắt nguồn từ tập quán, sau khi được thầy cúng chữa khỏi bệnh, người Thái sẽ tự coi mình là con nuôi của thầy và là “chồi măng” của nữ thần chủ ở cõi hư vô. Lễ hội được tiến hành để tạ ơn vị thần chủ và cầu mong sức khoẻ, cuộc sống tốt lành.
Cây xặng boóc được làm thủ công, với thân là cây tre hoặc cây nứa già, có chiều cao khoảng 4 mét, được khoét nhiều lỗ chia thành nhiều tầng khác nhau. Mổi tầng cắm vài cành hoa vót bằng tre.
Đầu cành hoa có các dải hoa rủ xuống. Chúng được làm theo dạng chuỗi hạt với mỗi hạt là một mẩu gỗ nhỏ hình trụ tròn có đục lỗ để luồn dây ở giữa.
Đầu dải hoa là các bông hoa được cắt tỉa từ gỗ mềm.
Trên các cành hoa còn treo nhiều mô hình làm bằng gỗ hay lạt giang, tái hiện hình ảnh vỏ trứng, các loài động vật (ve sầu, thuồng luồng, cua, nhện, ếch, chim, khỉ, trâu...) hay vật dụng (thuyền, bè, cày bừa...).
Trên đỉnh cây hoa nghi lễ được cắm một cây ô hình vuông. Cây ô này sẽ được các thiếu nữ dùng khi các ông mo nhảy điệu múa truyền thống.
Các bộ phận của cây hoa được nhuộm màu xanh, đỏ, tím, vàng… rực rỡ, đem lại cảm giác vui tươi cho người tham gia buổi lễ.
Sau lễ cúng, mọi người múa hát quanh cây hoa, trong âm thanh của chiêng, trống, tiếng gỗ máng vò lúa, tiếng đập ống nứa, tượng trưng cho sấm, mưa và sự phồn thực, với hy vọng một mùa sản xuất sẽ tươi tốt.
Cuối buổi lễ, chủ nhà sẽ hái hoa tặng cho tất cả mọi người có mặt trong lễ hội. Mỗi bông hoa là một phần lộc tượng trưng cho sự may mắn trong cuộc sống.
Tuy theo tập quán từng địa phương mà cây xặng boóc có những sự khác biệt nhất định. Nhưng chúng có một ý nghĩa chung là tượng trưng cho các tầng trời đất, phản ánh vũ trụ quan của người dân tộc Thái.
Ngày nay cây xặng boóc và lễ hội mừng mùa măng mọc vẫn được duy trì, là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở Việt Nam.
Xem video: Các khúc Việt Nam quê hương tôi.