Nằm ở phía Nam tỉnh Phú Yên, vịnh Vũng Rô là một vịnh đẹp nổi tiếng khu vực Nam Trung bộ. Đây cũng là một địa danh lịch sử quan trọng trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.Vào thập niên 1960, Vũng Rô là một trong những bến quan trọng của Đường Hồ Chí Minh trên biển, nơi tiếp nhận vũ khí do những con tàu Không số vận chuyển từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam Trung bộ và Tây nguyên. Ảnh: Đài tưởng niệm trong khu di tích Tàu Không số Vũng Rô.Là một vùng nước sâu nằm ở chân Đèo Cả, Vũng Rô có điều kiện rất thuận lợi để làm một bến đỗ trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Để thực hiện nhiệm vụ này, lực lượng cách mạng địa phương đã huy động dân công làm một cầu tàu dài 20 m, có thể tháo lắp nhanh. Ảnh: Khu vực bến tàu Không số ở Vũng Rô.Tận dụng các yếu tố quận lợi, Lữ đoàn vận tải 125 Hải quân Nhân dân Việt Nam đã chở trót lọt vào bến ba chuyến tàu chỉ trong vòng hơn 2 tháng. Ảnh: Bến tàu ở khu du tích Tàu Không số Vũng Rô.Đó là tàu 41 cập bến ngày 5/12/1964, chở theo 44 tấn vũ khí. Tàu 41 đi tiếp chuyến thứ hai từ ngày 21/12 - 31/12/1964, chở theo 47tấn vũ khí. Cũng con tàu này đi chuyến thứ ba từ ngày 28/1/1965 - 9/2/1965, chở được 46 tấn vũ khí.Trong khi Nam Trung Bộ đang mở liên tiếp nhiều trận đánh lớn, Lữ đoàn 125 quyết định lợi dụng ngày Tết Âm lịch cho chở tiếp chuyến thứ tư với trọng tải lớn vào Vũng Rô.Đúng ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ (2/2/1965), tàu sắt số 143 khởi hành với 18 thủy thủ, thuyền trưởng là Lê Văn Thêm, chính ủy là Phan Văn Bảng, chở 63 tấn vũ khí. Đến 11h đêm 15/2 tàu vào đến bến Vũng Rô an toàn.Vì khối lượng hàng quá lớn, bốc dỡ gần hết hàng thì trời đã sáng, neo tàu lại hỏng nên các chiến sĩ phải cho tàu ở lại trong ngày và ngụy trang kỹ bằng cây lá. Ảnh: Khu vực vách đá nơi tàu 143 neo lại.Sáng hôm sau tàu bị địch phát hiện, các thủy thủ cùng với các đội du kích địa phương buộc phải chiến đấu, đồng thời cho điểm hỏa để phá tàu, đảm bảo bí mật, an toàn cho Đường Hồ Chí Minh trên biển. Ảnh: Phao đánh dấu khu vực bến tàu Không số ở Vũng Rô.Vì Tàu 143 rất lớn, thuốc nổ chỉ có 500 kg nên khi cho nổ, tàu không vỡ tan mà chỉ xẻ làm đôi và chìm xuống biển. Thủy thủ đoàn cùng quân du kích chiến đấu phá vòng vây rồi rút về Trường Sơn, theo đường 559 trở lại miền Bắc. Ảnh: Đài thờ tại bến tàu Không số.Sau sự kiện Vũng Rô, tuyến vận tải chiến lược trên biển bị lộ, việc chi viện cho chiến trường miền Nam gặp nhiều khó khăn.Dàu vậy, các cán bộ, chiến sĩ đường Hồ Chí Minh trên biển chấp nhận mọi hy sinh gian khổ tiếp tục đưa các con tàu Không số cập vào các bến tiếp nhận vũ khí ở miền Nam. Ảnh: Nhà tưởng niệm tại bến tàu Không số Vũng Rô.Với những giá trị lịch sử to lớn, di tích Vũng Rô đã được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia vào năm 1997 và được tu bổ, tôn tạo năm 2011.Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở phía Nam tỉnh Phú Yên, vịnh Vũng Rô là một vịnh đẹp nổi tiếng khu vực Nam Trung bộ. Đây cũng là một địa danh lịch sử quan trọng trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Vào thập niên 1960, Vũng Rô là một trong những bến quan trọng của Đường Hồ Chí Minh trên biển, nơi tiếp nhận vũ khí do những con tàu Không số vận chuyển từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam Trung bộ và Tây nguyên. Ảnh: Đài tưởng niệm trong khu di tích Tàu Không số Vũng Rô.
Là một vùng nước sâu nằm ở chân Đèo Cả, Vũng Rô có điều kiện rất thuận lợi để làm một bến đỗ trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Để thực hiện nhiệm vụ này, lực lượng cách mạng địa phương đã huy động dân công làm một cầu tàu dài 20 m, có thể tháo lắp nhanh. Ảnh: Khu vực bến tàu Không số ở Vũng Rô.
Tận dụng các yếu tố quận lợi, Lữ đoàn vận tải 125 Hải quân Nhân dân Việt Nam đã chở trót lọt vào bến ba chuyến tàu chỉ trong vòng hơn 2 tháng. Ảnh: Bến tàu ở khu du tích Tàu Không số Vũng Rô.
Đó là tàu 41 cập bến ngày 5/12/1964, chở theo 44 tấn vũ khí. Tàu 41 đi tiếp chuyến thứ hai từ ngày 21/12 - 31/12/1964, chở theo 47tấn vũ khí. Cũng con tàu này đi chuyến thứ ba từ ngày 28/1/1965 - 9/2/1965, chở được 46 tấn vũ khí.
Trong khi Nam Trung Bộ đang mở liên tiếp nhiều trận đánh lớn, Lữ đoàn 125 quyết định lợi dụng ngày Tết Âm lịch cho chở tiếp chuyến thứ tư với trọng tải lớn vào Vũng Rô.
Đúng ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ (2/2/1965), tàu sắt số 143 khởi hành với 18 thủy thủ, thuyền trưởng là Lê Văn Thêm, chính ủy là Phan Văn Bảng, chở 63 tấn vũ khí. Đến 11h đêm 15/2 tàu vào đến bến Vũng Rô an toàn.
Vì khối lượng hàng quá lớn, bốc dỡ gần hết hàng thì trời đã sáng, neo tàu lại hỏng nên các chiến sĩ phải cho tàu ở lại trong ngày và ngụy trang kỹ bằng cây lá. Ảnh: Khu vực vách đá nơi tàu 143 neo lại.
Sáng hôm sau tàu bị địch phát hiện, các thủy thủ cùng với các đội du kích địa phương buộc phải chiến đấu, đồng thời cho điểm hỏa để phá tàu, đảm bảo bí mật, an toàn cho Đường Hồ Chí Minh trên biển. Ảnh: Phao đánh dấu khu vực bến tàu Không số ở Vũng Rô.
Vì Tàu 143 rất lớn, thuốc nổ chỉ có 500 kg nên khi cho nổ, tàu không vỡ tan mà chỉ xẻ làm đôi và chìm xuống biển. Thủy thủ đoàn cùng quân du kích chiến đấu phá vòng vây rồi rút về Trường Sơn, theo đường 559 trở lại miền Bắc. Ảnh: Đài thờ tại bến tàu Không số.
Sau sự kiện Vũng Rô, tuyến vận tải chiến lược trên biển bị lộ, việc chi viện cho chiến trường miền Nam gặp nhiều khó khăn.
Dàu vậy, các cán bộ, chiến sĩ đường Hồ Chí Minh trên biển chấp nhận mọi hy sinh gian khổ tiếp tục đưa các con tàu Không số cập vào các bến tiếp nhận vũ khí ở miền Nam. Ảnh: Nhà tưởng niệm tại bến tàu Không số Vũng Rô.
Với những giá trị lịch sử to lớn, di tích Vũng Rô đã được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia vào năm 1997 và được tu bổ, tôn tạo năm 2011.
Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.