Bermuda thuộc Đại Tây Dương là vùng biển hình tam giác với 3 góc là Miami (Mỹ), San Juan (Puerto Rico) và đảo Bermuda (Anh). Tam giác quỷ Bermuda nổi tiếng là khu vực hơn 1.000 tàu và máy bay đi qua gặp sự cố suốt 5 thế kỷ. Một số xác tàu đắm có thể được tìm thấy nhưng phi hành đoàn biến mất mãi mãi. Ảnh: Twitter.Thông tin về loạt vụ mất tích dần bị sai lệch so với sự thật khi các nhà văn thêu dệt nên những huyền thoại để thu hút công chúng. Trong nhiều năm, các vụ mất tích đã được lưu hồ sơ trong báo cáo của lực lượng quân đội Mỹ sau những cuộc tìm kiếm, nổi bật như chuyến bay 19, Star Tiger, C-54 Skymaster, con tàu ma Mary Celeste, Carroll A. Deering... Ảnh: Your Keyword Basket.Một số lý giải về loạt sự cố trên đã được đưa ra như khí metan bị kẹt dưới đáy biển phun trào, biển Sargasso (vùng nước bị bao phủ bởi những dòng hải lưu), sương mù điện tử, đám mây hình lục giác, bom không khí, rạn san hô, dòng xoáy mạnh... Cùng với đó, loạt căn cứ cũng chỉ ra rằng những sự cố có sai sót và chưa đủ để chứng minh Tam giác quỷ nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ. Ảnh: Adevarul.ro.Trong cuốn sách "Bí ẩn tam giác quỷ Bermuda: Giải quyết" sản xuất năm 1975, tác giả Larry Kusche đến từ đại học bang Arizona (Mỹ) kết luận rằng ở nơi bão phổ biến như Tam giác quỷ, các sự cố xảy ra không có gì bất thường. Nghiên cứu của ông cũng cho thấy số lượng sự cố ở đây không nhiều hơn đáng kể so với một số khu vực khác. Ảnh: Greenbank Bermuda.Kusche làm rõ thêm rằng một số tác giả đã báo cáo sai sự cố và tạo ra những câu chuyện thú vị. Ông chỉ ra trường hợp con tàu biến mất 3 ngày sau khi rời cảng ở Đại Tây Dương. Tuy nhiên, trong thực tế, chiếc tàu thực sự đã trú tại một cảng cùng tên thuộc Thái Bình Dương cách đó hơn 2.600 hải lý. Trong trường hợp khác, Kusche cho thấy tác giả đã mô tả con tàu bị lạc trong vùng biển yên tĩnh trong khi báo cáo khí tượng chỉ ra một cơn bão mạnh đang đi qua đó. Ảnh: Britannica.Lloyd's (tổ chức bảo hiểm có trụ sở tại London, Anh) xác nhận rằng họ không tính mức giá bảo hiểm cao hơn cho các tàu đi qua Tam giác quỷ Bermuda vì cho rằng khu vực này an toàn. Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ cũng ủng hộ quan sát của Lloyd rằng số trường hợp mất tích được báo cáo ở Tam giác quỷ Bermuda không có gì bất thường. Ảnh: Top world news reports.Năm 2013, WWF (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên) sau khi nghiên cứu đã đưa ra 10 khu vực đường biển dễ bị tai nạn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, danh sách này không bao gồm tam giác quỷ Bermuda. Các khu vực nước nguy hiểm nhất là Biển Đông, Địa Trung Hải và Biển Bắc... Ảnh: Digitalspace.info.
Bermuda thuộc Đại Tây Dương là vùng biển hình tam giác với 3 góc là Miami (Mỹ), San Juan (Puerto Rico) và đảo Bermuda (Anh). Tam giác quỷ Bermuda nổi tiếng là khu vực hơn 1.000 tàu và máy bay đi qua gặp sự cố suốt 5 thế kỷ. Một số xác tàu đắm có thể được tìm thấy nhưng phi hành đoàn biến mất mãi mãi. Ảnh: Twitter.
Thông tin về loạt vụ mất tích dần bị sai lệch so với sự thật khi các nhà văn thêu dệt nên những huyền thoại để thu hút công chúng. Trong nhiều năm, các vụ mất tích đã được lưu hồ sơ trong báo cáo của lực lượng quân đội Mỹ sau những cuộc tìm kiếm, nổi bật như chuyến bay 19, Star Tiger, C-54 Skymaster, con tàu ma Mary Celeste, Carroll A. Deering... Ảnh: Your Keyword Basket.
Một số lý giải về loạt sự cố trên đã được đưa ra như khí metan bị kẹt dưới đáy biển phun trào, biển Sargasso (vùng nước bị bao phủ bởi những dòng hải lưu), sương mù điện tử, đám mây hình lục giác, bom không khí, rạn san hô, dòng xoáy mạnh... Cùng với đó, loạt căn cứ cũng chỉ ra rằng những sự cố có sai sót và chưa đủ để chứng minh Tam giác quỷ nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ. Ảnh: Adevarul.ro.
Trong cuốn sách "Bí ẩn tam giác quỷ Bermuda: Giải quyết" sản xuất năm 1975, tác giả Larry Kusche đến từ đại học bang Arizona (Mỹ) kết luận rằng ở nơi bão phổ biến như Tam giác quỷ, các sự cố xảy ra không có gì bất thường. Nghiên cứu của ông cũng cho thấy số lượng sự cố ở đây không nhiều hơn đáng kể so với một số khu vực khác. Ảnh: Greenbank Bermuda.
Kusche làm rõ thêm rằng một số tác giả đã báo cáo sai sự cố và tạo ra những câu chuyện thú vị. Ông chỉ ra trường hợp con tàu biến mất 3 ngày sau khi rời cảng ở Đại Tây Dương. Tuy nhiên, trong thực tế, chiếc tàu thực sự đã trú tại một cảng cùng tên thuộc Thái Bình Dương cách đó hơn 2.600 hải lý. Trong trường hợp khác, Kusche cho thấy tác giả đã mô tả con tàu bị lạc trong vùng biển yên tĩnh trong khi báo cáo khí tượng chỉ ra một cơn bão mạnh đang đi qua đó. Ảnh: Britannica.
Lloyd's (tổ chức bảo hiểm có trụ sở tại London, Anh) xác nhận rằng họ không tính mức giá bảo hiểm cao hơn cho các tàu đi qua Tam giác quỷ Bermuda vì cho rằng khu vực này an toàn. Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ cũng ủng hộ quan sát của Lloyd rằng số trường hợp mất tích được báo cáo ở Tam giác quỷ Bermuda không có gì bất thường. Ảnh: Top world news reports.
Năm 2013, WWF (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên) sau khi nghiên cứu đã đưa ra 10 khu vực đường biển dễ bị tai nạn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, danh sách này không bao gồm tam giác quỷ Bermuda. Các khu vực nước nguy hiểm nhất là Biển Đông, Địa Trung Hải và Biển Bắc... Ảnh: Digitalspace.info.