Ga Arbatskaya (Арба́тская, Tuyến số 3). Vòm trần cao được trang trí công phu với các đèn chùm lộng lẫy tạo nên sự tương phản tuyệt vời với sàn đá cẩm thạch màu đỏ của nhà ga tàu điện ngầm này. Ga Aviamotornaya (Авиамото́рная, Tuyến số 8). Mang chủ đề tôn vinh ngành hàng không, ga metro này đem lại cho du khách cảm giác "như đang bay" giữa các vì sao rực sỡ. Cuối hành lang trung tâm ga có tượng thần Icarus, vị thần mang ước vọng chinh phục bầu trời trong thần thoại Hy Lạp. Elektrozavodskaya (Электрозаво́дская, Tuyến số 3). Được đặt theo tên của nhà máy sản xuất bóng đèn điện ở gần đó, ga Elektrozavodskaya nổi tiếng với hệ thống chiếu sáng độc đáo. Điểm đáng chú ý khác của ga là những bức phù điêu tái hiện cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Ga Kievskaya (Ки́евская, Tuyến số 5). Thiết kế cho nhà ga này đã được chọn từ một cuộc thi ở Ukraina. Những bức tranh tường ở ga ca ngợi mối quan hệ khăng khít giữa Nga và Ukraina từ Thỏa thuận Pereiaslav năm 1654 đến Cách mạng Tháng Mười năm 1917. Komsomolskaya (Комсомо́льская, Tuyến số 1). Nằm dưới Quảng trường Komsomolskaya, ga này đem lại cho du khách cảm giác như đang ở trong đại sảnh của một cung điện lộng lẫy. Thiết kế của nhà ga Komsomolskaya đã được trao giải thưởng Stalin vào năm 1951 và danh hiệu Grand Prix tại Expo Brussels 1958. Mayakovskaya (Маяковская, Tuyến số 2). Thiết kế của ga này lấy cảm hứng từ chủ nghĩa vị lai Xô-viết, mà đại diện tiêu biểu là nhà thơ Mayakovsky. Đây còn là địa điểm lịch sử nổi tiếng vì từng là nơi nhà lãnh đạo Joseph Stalin trú ẩn khi Moscow bị quân Đức oanh tạc. Ga Novokuznetskaya (Новокузнецкая, Tuyến số 2). Khai trương trong giai đoạn gian khó của cuộc Chiến tranh Vệ quốc, nhà ga từng giành Giải thưởng Nhà nước Liên Xô này được thiết kế với chủ đề tôn binh tinh thần chiến đấu của người Xô-viết. Điểm nhấn của ga là 7 bức tranh khảm hình bát giác trên trần. Novoslobodskaya (Новослобо́дская, Tuyến số 5). Một số người nói rằng ga Novoslobodskaya có không gian như một cung điện cổ tích. 32 ô kính màu tinh tế với những đường viền bao quanh bằng đồng thau là điểm thu hút chính của nhà ga này. Ga Công viên Chiến thắng (Парк Победы, Tuyến số 3). Sâu nhất trong hệ thống ga tàu điện ngầm Moscow, ga Công viên Chiến thắng có thiết kế đơn giản nhưng ấn tượng với sự tương phản trong màu đá cẩm thạch. Ga có hai bức tranh khảm lớn về cuộc chiến chống quân Napoleon năm 1812 và cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Ga Quảng trường Cách mạng (Пло́щадь Револю́ции, Tuyến số 3). Được đặt tên theo Quảng trường Cách mạng nằm ngay phía trên, ga này có 76 bức tượng đại diệ cho mọi tầng lớp quần chúng Xô-viết, thể hiện sự chuyển mình của nước Nga thời đại cách mạng. Ga Đại lộ Thế giới (Проспе́кт Ми́ра, Tuyến số 5). Không gian và mô-típ thiết kế của nhà ga này lấy cảm hứng từ Vườn Bách thảo của Đại học Quốc gia Moscow gần đó. Điểm nhấn của ga là các phù điêu gốm tinh xảo mô tả mô tả các khía cạnh khác nhau trong sự phát triển nông nghiệp ở Liên Xô. Ga Nhà hát (Театра́льная, Tuyến số 2). Nằm gần nhà hát Bolshoi nổi tiếng, chủ đề chính của ga Nhà hát xoay quanh nghệ thuật sân khấu Xô-viết. Những bức phù điêu trên vòm mái của ga tái hiện các buổi biểu diễn ca múa nhạc từ nhiều địa phương của Liên Xô. Ga Taganskaya (Тага́нская, Tuyến số 5). Nhà ga khai trương thời hậu chiến này mang phong cách trang trí thanh lịch với tâm điểm là hình ảnh chân dung các chiến sĩ Hồng quân thuộc nhiều binh chủng khác nhau được đặt trang trọng trong khung có hoa lá bao quanh. Ga Đại lộ Slavyansky (Славянский бульвар, Tuyến số 3). Khai trương vào năm 2008, ga này được thiết kế theo phong cách Art Nouveau hiện đại, với điểm nhấn là những cột đèn cong kỳ lạ.Mời quý độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga | VTV TSTC.
Ga Arbatskaya (Арба́тская, Tuyến số 3). Vòm trần cao được trang trí công phu với các đèn chùm lộng lẫy tạo nên sự tương phản tuyệt vời với sàn đá cẩm thạch màu đỏ của nhà ga tàu điện ngầm này.
Ga Aviamotornaya (Авиамото́рная, Tuyến số 8). Mang chủ đề tôn vinh ngành hàng không, ga metro này đem lại cho du khách cảm giác "như đang bay" giữa các vì sao rực sỡ. Cuối hành lang trung tâm ga có tượng thần Icarus, vị thần mang ước vọng chinh phục bầu trời trong thần thoại Hy Lạp.
Elektrozavodskaya (Электрозаво́дская, Tuyến số 3). Được đặt theo tên của nhà máy sản xuất bóng đèn điện ở gần đó, ga Elektrozavodskaya nổi tiếng với hệ thống chiếu sáng độc đáo. Điểm đáng chú ý khác của ga là những bức phù điêu tái hiện cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.
Ga Kievskaya (Ки́евская, Tuyến số 5). Thiết kế cho nhà ga này đã được chọn từ một cuộc thi ở Ukraina. Những bức tranh tường ở ga ca ngợi mối quan hệ khăng khít giữa Nga và Ukraina từ Thỏa thuận Pereiaslav năm 1654 đến Cách mạng Tháng Mười năm 1917.
Komsomolskaya (Комсомо́льская, Tuyến số 1). Nằm dưới Quảng trường Komsomolskaya, ga này đem lại cho du khách cảm giác như đang ở trong đại sảnh của một cung điện lộng lẫy. Thiết kế của nhà ga Komsomolskaya đã được trao giải thưởng Stalin vào năm 1951 và danh hiệu Grand Prix tại Expo Brussels 1958.
Mayakovskaya (Маяковская, Tuyến số 2). Thiết kế của ga này lấy cảm hứng từ chủ nghĩa vị lai Xô-viết, mà đại diện tiêu biểu là nhà thơ Mayakovsky. Đây còn là địa điểm lịch sử nổi tiếng vì từng là nơi nhà lãnh đạo Joseph Stalin trú ẩn khi Moscow bị quân Đức oanh tạc.
Ga Novokuznetskaya (Новокузнецкая, Tuyến số 2). Khai trương trong giai đoạn gian khó của cuộc Chiến tranh Vệ quốc, nhà ga từng giành Giải thưởng Nhà nước Liên Xô này được thiết kế với chủ đề tôn binh tinh thần chiến đấu của người Xô-viết. Điểm nhấn của ga là 7 bức tranh khảm hình bát giác trên trần.
Novoslobodskaya (Новослобо́дская, Tuyến số 5). Một số người nói rằng ga Novoslobodskaya có không gian như một cung điện cổ tích. 32 ô kính màu tinh tế với những đường viền bao quanh bằng đồng thau là điểm thu hút chính của nhà ga này.
Ga Công viên Chiến thắng (Парк Победы, Tuyến số 3). Sâu nhất trong hệ thống ga tàu điện ngầm Moscow, ga Công viên Chiến thắng có thiết kế đơn giản nhưng ấn tượng với sự tương phản trong màu đá cẩm thạch. Ga có hai bức tranh khảm lớn về cuộc chiến chống quân Napoleon năm 1812 và cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Ga Quảng trường Cách mạng (Пло́щадь Револю́ции, Tuyến số 3). Được đặt tên theo Quảng trường Cách mạng nằm ngay phía trên, ga này có 76 bức tượng đại diệ cho mọi tầng lớp quần chúng Xô-viết, thể hiện sự chuyển mình của nước Nga thời đại cách mạng.
Ga Đại lộ Thế giới (Проспе́кт Ми́ра, Tuyến số 5). Không gian và mô-típ thiết kế của nhà ga này lấy cảm hứng từ Vườn Bách thảo của Đại học Quốc gia Moscow gần đó. Điểm nhấn của ga là các phù điêu gốm tinh xảo mô tả mô tả các khía cạnh khác nhau trong sự phát triển nông nghiệp ở Liên Xô.
Ga Nhà hát (Театра́льная, Tuyến số 2). Nằm gần nhà hát Bolshoi nổi tiếng, chủ đề chính của ga Nhà hát xoay quanh nghệ thuật sân khấu Xô-viết. Những bức phù điêu trên vòm mái của ga tái hiện các buổi biểu diễn ca múa nhạc từ nhiều địa phương của Liên Xô.
Ga Taganskaya (Тага́нская, Tuyến số 5). Nhà ga khai trương thời hậu chiến này mang phong cách trang trí thanh lịch với tâm điểm là hình ảnh chân dung các chiến sĩ Hồng quân thuộc nhiều binh chủng khác nhau được đặt trang trọng trong khung có hoa lá bao quanh.
Ga Đại lộ Slavyansky (Славянский бульвар, Tuyến số 3). Khai trương vào năm 2008, ga này được thiết kế theo phong cách Art Nouveau hiện đại, với điểm nhấn là những cột đèn cong kỳ lạ.
Mời quý độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga | VTV TSTC.