Chiến dịch vượt sông Dnepr là một trong những trận chiến cam go, ác liệt nhất giữa Liên Xô với phát xít Đức. Theo một số tài liệu, khoảng 4 triệu binh sĩ của 2 bên tham gia chiến dịch quân sự diễn ra từ tháng 12/1943 - 4/1944.Cụ thể, lực lượng Đức quốc xã bố trí 2 tập đoàn quân tại khu vực sông Dnepr cùng lượng lớn pháo, súng cối, xe tăng... Lực lượng của trùm phát xít Hitler cho rằng việc bố trí binh lực như vậy sẽ chia cắt chính diện mặt trận hữu ngạn Dnepr giữa Phương diện quân Ukraina 1 và Phương diện quân Ukraina 2 của Liên Xô.Giới chức Hitler cũng coi việc chiếm đóng khu vực sông Dnepr là bàn đạp để có thể tấn công chiếm đóng thành phố Kiev. Do đó, Hitler kiên quyết cho quân Đức quốc xã đánh chiếm khu vực này bất chấp việc Thống chế Erich von Manstein, Tư lệnh Cụm tập đoàn quân Nam kiến nghị rút quân.Trong bối cảnh đó, tháng 1/1944, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Hồng quân Liên Xô chỉ huy Phương diện quân Ukraina 1 và Phương diện quân Ukraina 2 tấn công tiêu diệt kẻ địch ở khu vực sông Dnepr, đánh bật quân Đức quốc xã ra khỏi Kiev trước khi giải phóng hoàn toàn Ukraine.Theo đó, vào ngày 24/1/1944, Phương diện quân Ukraina 1 khai hỏa, tấn công các mục tiêu quân của phát xít Đức ở khu vực Korsun–Shevchenkovsky nằm trên hữu ngạn sông Dnepr (trước đây thuộc tỉnh Uman, ngày nay thuộc tỉnh Cherkasy, Ukrainae).Những ngày sau đó, Phương diện quân Ukraina 2 cũng thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào quân Đức. Theo đó, hai bên diễn ra thế trận giằng co đẫm máu.Với lực lượng mạnh hơn, Hồng quân Liên Xô từng bước bao vây và tiêu diệt từng cánh quân của Đức quốc xã ở khu vực sông Dnepr.Binh sĩ Liên Xô đã tiêu diệt được khoảng 27.000 lính Đức quốc xã và bắt giữ khoảng 1.500 người làm tù binh trong trận chiến trên.Trong số những sĩ quan cấp cao của phát xít Đức tử trận tại chiến trường này có Trung tướng pháo binh Stemmermann, tư lệnh Quân đoàn bộ binh 11 thuộc Tập đoàn quân 8.Với chiến thắng này, Hồng quân Liên Xô đập tan tham vọng chiếm đóng Kiev của Hitler. Thừa thắng xông lên, Liên Xô từng bước giải phóng các khu vực khác thuộc lãnh thổ Ukraine.Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THDT.
Chiến dịch vượt sông Dnepr là một trong những trận chiến cam go, ác liệt nhất giữa Liên Xô với phát xít Đức. Theo một số tài liệu, khoảng 4 triệu binh sĩ của 2 bên tham gia chiến dịch quân sự diễn ra từ tháng 12/1943 - 4/1944.
Cụ thể, lực lượng Đức quốc xã bố trí 2 tập đoàn quân tại khu vực sông Dnepr cùng lượng lớn pháo, súng cối, xe tăng... Lực lượng của trùm phát xít Hitler cho rằng việc bố trí binh lực như vậy sẽ chia cắt chính diện mặt trận hữu ngạn Dnepr giữa Phương diện quân Ukraina 1 và Phương diện quân Ukraina 2 của Liên Xô.
Giới chức Hitler cũng coi việc chiếm đóng khu vực sông Dnepr là bàn đạp để có thể tấn công chiếm đóng thành phố Kiev. Do đó, Hitler kiên quyết cho quân Đức quốc xã đánh chiếm khu vực này bất chấp việc Thống chế Erich von Manstein, Tư lệnh Cụm tập đoàn quân Nam kiến nghị rút quân.
Trong bối cảnh đó, tháng 1/1944, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Hồng quân Liên Xô chỉ huy Phương diện quân Ukraina 1 và Phương diện quân Ukraina 2 tấn công tiêu diệt kẻ địch ở khu vực sông Dnepr, đánh bật quân Đức quốc xã ra khỏi Kiev trước khi giải phóng hoàn toàn Ukraine.
Theo đó, vào ngày 24/1/1944, Phương diện quân Ukraina 1 khai hỏa, tấn công các mục tiêu quân của phát xít Đức ở khu vực Korsun–Shevchenkovsky nằm trên hữu ngạn sông Dnepr (trước đây thuộc tỉnh Uman, ngày nay thuộc tỉnh Cherkasy, Ukrainae).
Những ngày sau đó, Phương diện quân Ukraina 2 cũng thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào quân Đức. Theo đó, hai bên diễn ra thế trận giằng co đẫm máu.
Với lực lượng mạnh hơn, Hồng quân Liên Xô từng bước bao vây và tiêu diệt từng cánh quân của Đức quốc xã ở khu vực sông Dnepr.
Binh sĩ Liên Xô đã tiêu diệt được khoảng 27.000 lính Đức quốc xã và bắt giữ khoảng 1.500 người làm tù binh trong trận chiến trên.
Trong số những sĩ quan cấp cao của phát xít Đức tử trận tại chiến trường này có Trung tướng pháo binh Stemmermann, tư lệnh Quân đoàn bộ binh 11 thuộc Tập đoàn quân 8.
Với chiến thắng này, Hồng quân Liên Xô đập tan tham vọng chiếm đóng Kiev của Hitler. Thừa thắng xông lên, Liên Xô từng bước giải phóng các khu vực khác thuộc lãnh thổ Ukraine.
Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THDT.