Khi xem bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" do họa sĩ Umberto Romano vẽ năm 1937, nhiều người chú ý đến một thổ dân đang cầm trên tay đồ vật nhỏ hình chữ nhật giống hệt smartphone.Người đàn ông cài lông vũ trên tóc trong bức tranh của họa sĩ Umberto dường như đang dùng ngón tay vuốt màn hình điện thoại. Theo các chuyên gia, smartphone là một món đồ hiện đại mà phải khoảng 400 năm sau thời đại của bức tranh này mới xuất hiện.Từ chi tiết này, nhiều người giàu cho rằng, một nhà du hành vũ trụ đã từ tương lai đến quá khứ và mang theo smartphone hiện đại. Bức tranh của họa sĩ Umberto chính là bằng chứng về du hành thời gian.Tương tự, trong bức tranh "Young Woman with a Letter and a Messenger in an Interior" do họa sĩ người Hà Lan Pieter de Hooch (1629-1684) vẽ thế kỷ 17, nhiều người thấy người đàn ông trong tranh dường như đang cầm trên tay một chiếc điện thoại thông minh.Tuy nhiên, trong bức tranh này, họa sĩ Pieter de Hooch vẽ hình ảnh một người phụ nữ đang ngồi bên cửa sổ và một người đàn ông đến bên cạnh rồi đưa cho một lá thư. Thứ mà người đàn ông cầm trên tay chính là lá thư.Dù vậy, một số người vẫn cho rằng thứ người đàn ông cầm trên tay không phải là lá thư mà thực chất là smartphone - bằng chứng về du hành thời gian.Bức tranh “Waldmüller Die Erwartete” được họa sĩ người Áo Ferdinand Georg Waldmüller (1793 - 1865) vẽ vào khoảng 150 năm trước. Công chúng có thể thưởng thức bức tranh khi tới thăm bảo tàng Neue Pinakothek ở Munich, Đức.Khi xem tranh, nhiều người chú ý đến đồ vật mà cô gái cầm trên tay giống như điện thoại thông minh. Người này vừa đi vừa chăm chú nhìn vào món đồ khiến nhiều người cảm thấy rất giống hình ảnh ngày nay là con người vừa đi vừa dùng điện thoại.Theo đại diện bảo tàng Neue Pinakothek, bức tranh của họa sĩ Ferdinand lấy bối cảnh một sáng Chủ nhật và hai nhân vật trong tranh vừa đi lễ nhà thờ về. Chàng trai chờ đợi người mình yêu trong khi cô gái thì mải xem một cuốn sách nhỏ, có thể là cuốn thánh ca hay cuốn kinh cầu nguyện.Mời độc giả xem video: Trở về Hà Nội xưa qua bức tranh giao thông thú vị năm 1973.
Khi xem bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" do họa sĩ Umberto Romano vẽ năm 1937, nhiều người chú ý đến một thổ dân đang cầm trên tay đồ vật nhỏ hình chữ nhật giống hệt smartphone.
Người đàn ông cài lông vũ trên tóc trong bức tranh của họa sĩ Umberto dường như đang dùng ngón tay vuốt màn hình điện thoại. Theo các chuyên gia, smartphone là một món đồ hiện đại mà phải khoảng 400 năm sau thời đại của bức tranh này mới xuất hiện.
Từ chi tiết này, nhiều người giàu cho rằng, một nhà du hành vũ trụ đã từ tương lai đến quá khứ và mang theo smartphone hiện đại. Bức tranh của họa sĩ Umberto chính là bằng chứng về du hành thời gian.
Tương tự, trong bức tranh "Young Woman with a Letter and a Messenger in an Interior" do họa sĩ người Hà Lan Pieter de Hooch (1629-1684) vẽ thế kỷ 17, nhiều người thấy người đàn ông trong tranh dường như đang cầm trên tay một chiếc điện thoại thông minh.
Tuy nhiên, trong bức tranh này, họa sĩ Pieter de Hooch vẽ hình ảnh một người phụ nữ đang ngồi bên cửa sổ và một người đàn ông đến bên cạnh rồi đưa cho một lá thư. Thứ mà người đàn ông cầm trên tay chính là lá thư.
Dù vậy, một số người vẫn cho rằng thứ người đàn ông cầm trên tay không phải là lá thư mà thực chất là smartphone - bằng chứng về du hành thời gian.
Bức tranh “Waldmüller Die Erwartete” được họa sĩ người Áo Ferdinand Georg Waldmüller (1793 - 1865) vẽ vào khoảng 150 năm trước. Công chúng có thể thưởng thức bức tranh khi tới thăm bảo tàng Neue Pinakothek ở Munich, Đức.
Khi xem tranh, nhiều người chú ý đến đồ vật mà cô gái cầm trên tay giống như điện thoại thông minh. Người này vừa đi vừa chăm chú nhìn vào món đồ khiến nhiều người cảm thấy rất giống hình ảnh ngày nay là con người vừa đi vừa dùng điện thoại.
Theo đại diện bảo tàng Neue Pinakothek, bức tranh của họa sĩ Ferdinand lấy bối cảnh một sáng Chủ nhật và hai nhân vật trong tranh vừa đi lễ nhà thờ về. Chàng trai chờ đợi người mình yêu trong khi cô gái thì mải xem một cuốn sách nhỏ, có thể là cuốn thánh ca hay cuốn kinh cầu nguyện.
Mời độc giả xem video: Trở về Hà Nội xưa qua bức tranh giao thông thú vị năm 1973.