Gia Cát Lượng (181 – 234) là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà quân sự nổi tiếng thế giới. Cuộc đời của Gia Cát Lượng được công chúng biết đến nhiều thông qua tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa".Sinh thời, Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là một nhân vật có khả năng "hô mưa gọi gió" của Thục Hán thời Tam Quốc. Gia Cát Lượng có nhiều công lao giúp triều đình Thục Hán tồn tại và phát triển trong bối cảnh tình hình các nước vô cùng rối ren.Là bậc quân sư tài ba của Thục Hán, Gia Cát Lượng qua đời vào năm 234. Khi ấy, ông 54 tuổi. Với những công lao to lớn đối với triều đình Thục Hán, Hoàng đế Lưu Thiện phong Khổng Minh làm Trung Vũ Hầu.Nguyên nhân cái chết của Gia Cát Lượng được biết đến là vì ông mắc bạo bệnh. Theo đó, nhiều người không khỏi tò mò căn bệnh nào đã đoạt mạng bậc quân sư lưu danh thiên cổ của nhà Thục Hán.Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu, ghi chép lịch sử, bao gồm cả tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung và phát hiện những căn bệnh khiến Gia Cát Lượng qua đời.Cụ thể, các chuyên gia phát hiện Gia Cát Lượng khiến sức khỏe suy sụt nghiêm trọng là do làm việc quá nhiều trong khi thời gian nghỉ ngơi rất ít.Việc ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ, khoa học trong suốt thời gian dài khiến Khổng Minh rơi vào trạng thái mệt mỏi, tinh thần sa sút. Theo đó, ông mắc bệnh về đường tiêu hóa.Có tài liệu còn ghi chép rằng Khổng Minh thường nôn ra máu. Các chuyên gia suy đoán đây là triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày giai đoạn cuối. Chưa hết, Khổng Minh thường ngất xỉu được cho là bằng chứng về việc hạ đường huyết, thiếu máu.Gia Cát Lượng luôn trăn trở ngày đêm về tình hình chiến sự nhằm tìm ra những mưu kế xuất sắc để giải quyết vấn đề của nước nhà nên thường ở trong tâm trạng lo lắng, căng thẳng, thậm chí là u uất.Những căn bệnh này đã khiến sức khỏe Gia Cát Lượng yếu đi trông thấy trong những năm cuối đời. Cuối cùng, ông qua đời vì những căn bệnh nguy hiểm do không được điều trị tận gốc.
Video: Tái hiện trận chiến lịch sử của hoàng đế Napoleon (nguồn: VTC14)
Gia Cát Lượng (181 – 234) là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà quân sự nổi tiếng thế giới. Cuộc đời của Gia Cát Lượng được công chúng biết đến nhiều thông qua tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa".
Sinh thời, Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là một nhân vật có khả năng "hô mưa gọi gió" của Thục Hán thời Tam Quốc. Gia Cát Lượng có nhiều công lao giúp triều đình Thục Hán tồn tại và phát triển trong bối cảnh tình hình các nước vô cùng rối ren.
Là bậc quân sư tài ba của Thục Hán, Gia Cát Lượng qua đời vào năm 234. Khi ấy, ông 54 tuổi. Với những công lao to lớn đối với triều đình Thục Hán, Hoàng đế Lưu Thiện phong Khổng Minh làm Trung Vũ Hầu.
Nguyên nhân cái chết của Gia Cát Lượng được biết đến là vì ông mắc bạo bệnh. Theo đó, nhiều người không khỏi tò mò căn bệnh nào đã đoạt mạng bậc quân sư lưu danh thiên cổ của nhà Thục Hán.
Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu, ghi chép lịch sử, bao gồm cả tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung và phát hiện những căn bệnh khiến Gia Cát Lượng qua đời.
Cụ thể, các chuyên gia phát hiện Gia Cát Lượng khiến sức khỏe suy sụt nghiêm trọng là do làm việc quá nhiều trong khi thời gian nghỉ ngơi rất ít.
Việc ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ, khoa học trong suốt thời gian dài khiến Khổng Minh rơi vào trạng thái mệt mỏi, tinh thần sa sút. Theo đó, ông mắc bệnh về đường tiêu hóa.
Có tài liệu còn ghi chép rằng Khổng Minh thường nôn ra máu. Các chuyên gia suy đoán đây là triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày giai đoạn cuối. Chưa hết, Khổng Minh thường ngất xỉu được cho là bằng chứng về việc hạ đường huyết, thiếu máu.
Gia Cát Lượng luôn trăn trở ngày đêm về tình hình chiến sự nhằm tìm ra những mưu kế xuất sắc để giải quyết vấn đề của nước nhà nên thường ở trong tâm trạng lo lắng, căng thẳng, thậm chí là u uất.
Những căn bệnh này đã khiến sức khỏe Gia Cát Lượng yếu đi trông thấy trong những năm cuối đời. Cuối cùng, ông qua đời vì những căn bệnh nguy hiểm do không được điều trị tận gốc.
Video: Tái hiện trận chiến lịch sử của hoàng đế Napoleon (nguồn: VTC14)