Theo một số ghi chép, samurai Nhật Bản Ito Ittosai sinh năm 1560. Ông được mệnh danh là “chiến binh samurai" với 33 lần chiến thắng trong các cuộc so tài.Các nhà nghiên cứu cho hay cuốn bí kíp tổng hợp các tuyệt kỹ của samurai Ittosai được viết vào khoảng thế kỷ 17. Tác phẩm này không do ông đích thân viết mà do các đệ tử của ông là: Ono Zenki, Kotoda Toshinao, Ono Tadaaki... thu thập rồi tổng hợp lại thành cuốn bí kíp "12 tuyệt kỹ dùng kiếm".Samurai Ittosai đã đúc kết các tuyệt kỹ dùng kiếm khi so tài với đối thủ trong suốt cuộc đời rồi truyền dạy cho các đệ tử.Đặc biệt, trong cuốn bí kíp còn có viết 2 câu chú bí ẩn được dùng để đánh thức sức mạnh tinh thần của một võ sĩ đạo.Hai câu chú khá mơ hồ và khó hiểu. Một trong số này viết rằng, samurai nên vẽ một số chữ Phạn trên lòng bàn tay. Sau đó, họ xoa đều tay, đọc câu chú rồi xoay tay một vòng trước khi miệng phát ra tiếng "Un". Cuối cùng, họ vỗ và xoa hai bàn tay vào nhau một lần nữa.Một trong các tuyệt kỹ trong bí kíp trên có tên là "Tâm Nhãn”. Theo ghi chép trong bí kíp, tuyệt kỹ "Tâm Nhãn” hướng dẫn samurai không nên quan sát đối thủ chỉ bằng mắt thường. Thay vào đó, samurai cần nhìn đối phương bằng sức mạnh tinh thần."Nếu quan sát bằng mắt thường thì bạn có thể bị đánh lừa. Nhưng nếu nhìn bằng tâm trí, bạn sẽ luôn có được sự tập trung", cuốn bí kíp có đoạn viết.Khi thành thạo tuyệt kỹ "Tâm Nhãn”, samurai sẽ có sức mạnh phi thường. Thêm nữa, họ sẽ sử dụng "sức mạnh siêu nhiên" đó trong các cuộc đấu kiếm với đối thủ và có cơ hội chiếm được lợi thế.Tuyệt kĩ khác được đề cập đến trong quyển bí kíp của samurai Ittosai là “Hồ Tâm” (trái tim của con cáo) nhằm ám chỉ các võ sĩ đạo cần tránh việc thận trọng quá mức.Nếu một samurai bị phân tâm khi giao đấu thì đối phương sẽ tấn công ngay lập tức. Do vậy, điều cần thiết là samurai phải luôn quyết đoán trong mọi hành động. Để làm được điều đó, samurai cần rèn luyện tuyệt kỹ này nhuần nhuyễn giúp cơ thể phản ứng nhanh nhạy, chính xác. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Những câu chuyện "ma ám" về “ngôi rừng bị nguyền rủa” ở Nhật Bản.
Theo một số ghi chép, samurai Nhật Bản Ito Ittosai sinh năm 1560. Ông được mệnh danh là “chiến binh samurai" với 33 lần chiến thắng trong các cuộc so tài.
Các nhà nghiên cứu cho hay cuốn bí kíp tổng hợp các tuyệt kỹ của samurai Ittosai được viết vào khoảng thế kỷ 17. Tác phẩm này không do ông đích thân viết mà do các đệ tử của ông là: Ono Zenki, Kotoda Toshinao, Ono Tadaaki... thu thập rồi tổng hợp lại thành cuốn bí kíp "12 tuyệt kỹ dùng kiếm".
Samurai Ittosai đã đúc kết các tuyệt kỹ dùng kiếm khi so tài với đối thủ trong suốt cuộc đời rồi truyền dạy cho các đệ tử.
Đặc biệt, trong cuốn bí kíp còn có viết 2 câu chú bí ẩn được dùng để đánh thức sức mạnh tinh thần của một võ sĩ đạo.
Hai câu chú khá mơ hồ và khó hiểu. Một trong số này viết rằng, samurai nên vẽ một số chữ Phạn trên lòng bàn tay. Sau đó, họ xoa đều tay, đọc câu chú rồi xoay tay một vòng trước khi miệng phát ra tiếng "Un". Cuối cùng, họ vỗ và xoa hai bàn tay vào nhau một lần nữa.
Một trong các tuyệt kỹ trong bí kíp trên có tên là "Tâm Nhãn”. Theo ghi chép trong bí kíp, tuyệt kỹ "Tâm Nhãn” hướng dẫn samurai không nên quan sát đối thủ chỉ bằng mắt thường. Thay vào đó, samurai cần nhìn đối phương bằng sức mạnh tinh thần.
"Nếu quan sát bằng mắt thường thì bạn có thể bị đánh lừa. Nhưng nếu nhìn bằng tâm trí, bạn sẽ luôn có được sự tập trung", cuốn bí kíp có đoạn viết.
Khi thành thạo tuyệt kỹ "Tâm Nhãn”, samurai sẽ có sức mạnh phi thường. Thêm nữa, họ sẽ sử dụng "sức mạnh siêu nhiên" đó trong các cuộc đấu kiếm với đối thủ và có cơ hội chiếm được lợi thế.
Tuyệt kĩ khác được đề cập đến trong quyển bí kíp của samurai Ittosai là “Hồ Tâm” (trái tim của con cáo) nhằm ám chỉ các võ sĩ đạo cần tránh việc thận trọng quá mức.
Nếu một samurai bị phân tâm khi giao đấu thì đối phương sẽ tấn công ngay lập tức. Do vậy, điều cần thiết là samurai phải luôn quyết đoán trong mọi hành động. Để làm được điều đó, samurai cần rèn luyện tuyệt kỹ này nhuần nhuyễn giúp cơ thể phản ứng nhanh nhạy, chính xác. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Những câu chuyện "ma ám" về “ngôi rừng bị nguyền rủa” ở Nhật Bản.