Ngôi đền Ploutonion thờ các vị thần Hy Lạp ở thành phố cổ Hierapolis (ngày nay là lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ) nổi tiếng lịch sử khi được mệnh danh là " cổng địa ngục". Biệt danh này xuất phát từ thời Hy Lạp cổ đại, người dân đã tránh xa ngôi đền vì hễ đến gần là chết.Cụ thể, nhà địa lý học Hy Lạp Strabo mô tả ngôi đền cổ trên là vùng đất bước chân vào là mất mạng. Trong cuốn 13 của bộ sách "Địa lý" có niên đại hơn 2.000 năm tuổi, Strabo có ghi: "Không gian nơi này mù mịt một màn sương, khí đặc đến nỗi con người khó lòng nhìn thấy mặt đất. Bất cứ loài động vật nào vào trong đều chết ngay lập tức. Tôi đã ném vài con chim sẻ vào đây mà chúng nghẹt thở rồi rơi ngay xuống đất".Ngày nay, tàn tích ngôi đền Ploutonion gồm một khu vực hình chữ nhật chứa đầy dòng nước trong suốt, bên trên là chỗ ngồi dành cho đoàn người hành hương và bức tượng thần Pluto.Nhiều du khách ghé thăm ngôi đền Ploutonion đều cho rằng việc bất cứ sinh vật nào lại gần ngôi đền đều chết chỉ là huyền thoại làm tăng thêm vẻ huyền bí của "cổng địa ngục" này.Thế nhưng, nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra ngôi đền Ploutonion thực sự là vùng đất chết chóc. "Chúng tôi tìm thấy những cổ vật gây chết người trong quá trình khai quật. Nhiều con chim bay đến gần phần vòm cửa ấm áp để trú ngụ đã chết bởi khí CO2", giáo sư khảo cổ Francesco D’Andria cho hay.Theo nhóm nghiên cứu của giáo sư Francesco, những người hành hương đã thả nhiều con chim nhỏ vào khu vực đền thờ Ploutonion để kiểm tra mức độ nguy hiểm. Nhiều thầy tu cũng tế bò dâng lên thần Pluto khi gặp ảo giác mạnh do khí độc ở ngôi đền gây ra.Thông qua các nghiên cứu, giới chuyên gia phát hiện bí mật ở "cổng địa ngục" trên. Họ cho hay khu vực này có nồng độ khí CO2 cao bất thường. Ngôi đền cổ trên nằm trên một mạch khí độc rò rỉ qua những kẽ hở của khe nứt Babadag trên vỏ Trái đất.Trong một hang động dưới đền thờ thần Pluto, các chuyên gia đo được nồng độ khí CO2 lên đến 91% trong khi chỉ cần tỉ lệ 10% CO2 có thể gây nguy hiểm chết người. Theo đó, côn trùng, chim chóc và những loài động vật có vú, thậm chí con người có thể dễ dàng mất mạng nếu tiếp xúc với nồng độ khí CO2 cao như vậy.Sở dĩ các tu sĩ trong đền thờ thời cổ đại không mất mạng khi cử hành các nghi lễ là vì khí CO2 tan nhanh vào ban ngày khi trời ấm và có nắng.Vào buổi đêm, CO2 nặng hơn không khí sẽ ngưng đọng dưới nền ngôi đền tạo ra hồ khí độc hại. Những con vật bị chết ngạt vì mũi gần chạm đất trong khi các tu sĩ có vóc dáng cao hơn, hít thở lượng CO2 ít hơn nên có thể sống sót.Mời độc giả xem video: Bí ẩn vùng đất y hệt phiên bản địa ngục của Trái đất.
Ngôi đền Ploutonion thờ các vị thần Hy Lạp ở thành phố cổ Hierapolis (ngày nay là lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ) nổi tiếng lịch sử khi được mệnh danh là " cổng địa ngục". Biệt danh này xuất phát từ thời Hy Lạp cổ đại, người dân đã tránh xa ngôi đền vì hễ đến gần là chết.
Cụ thể, nhà địa lý học Hy Lạp Strabo mô tả ngôi đền cổ trên là vùng đất bước chân vào là mất mạng. Trong cuốn 13 của bộ sách "Địa lý" có niên đại hơn 2.000 năm tuổi, Strabo có ghi: "Không gian nơi này mù mịt một màn sương, khí đặc đến nỗi con người khó lòng nhìn thấy mặt đất. Bất cứ loài động vật nào vào trong đều chết ngay lập tức. Tôi đã ném vài con chim sẻ vào đây mà chúng nghẹt thở rồi rơi ngay xuống đất".
Ngày nay, tàn tích ngôi đền Ploutonion gồm một khu vực hình chữ nhật chứa đầy dòng nước trong suốt, bên trên là chỗ ngồi dành cho đoàn người hành hương và bức tượng thần Pluto.
Nhiều du khách ghé thăm ngôi đền Ploutonion đều cho rằng việc bất cứ sinh vật nào lại gần ngôi đền đều chết chỉ là huyền thoại làm tăng thêm vẻ huyền bí của "cổng địa ngục" này.
Thế nhưng, nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra ngôi đền Ploutonion thực sự là vùng đất chết chóc. "Chúng tôi tìm thấy những cổ vật gây chết người trong quá trình khai quật. Nhiều con chim bay đến gần phần vòm cửa ấm áp để trú ngụ đã chết bởi khí CO2", giáo sư khảo cổ Francesco D’Andria cho hay.
Theo nhóm nghiên cứu của giáo sư Francesco, những người hành hương đã thả nhiều con chim nhỏ vào khu vực đền thờ Ploutonion để kiểm tra mức độ nguy hiểm. Nhiều thầy tu cũng tế bò dâng lên thần Pluto khi gặp ảo giác mạnh do khí độc ở ngôi đền gây ra.
Thông qua các nghiên cứu, giới chuyên gia phát hiện bí mật ở "cổng địa ngục" trên. Họ cho hay khu vực này có nồng độ khí CO2 cao bất thường. Ngôi đền cổ trên nằm trên một mạch khí độc rò rỉ qua những kẽ hở của khe nứt Babadag trên vỏ Trái đất.
Trong một hang động dưới đền thờ thần Pluto, các chuyên gia đo được nồng độ khí CO2 lên đến 91% trong khi chỉ cần tỉ lệ 10% CO2 có thể gây nguy hiểm chết người. Theo đó, côn trùng, chim chóc và những loài động vật có vú, thậm chí con người có thể dễ dàng mất mạng nếu tiếp xúc với nồng độ khí CO2 cao như vậy.
Sở dĩ các tu sĩ trong đền thờ thời cổ đại không mất mạng khi cử hành các nghi lễ là vì khí CO2 tan nhanh vào ban ngày khi trời ấm và có nắng.
Vào buổi đêm, CO2 nặng hơn không khí sẽ ngưng đọng dưới nền ngôi đền tạo ra hồ khí độc hại. Những con vật bị chết ngạt vì mũi gần chạm đất trong khi các tu sĩ có vóc dáng cao hơn, hít thở lượng CO2 ít hơn nên có thể sống sót.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn vùng đất y hệt phiên bản địa ngục của Trái đất.