Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 được biết đến rộng rãi là ngày lễ hay sự kiện dành cho trẻ em được tổ chức thường niên.Bên cạnh việc bảo vệ quyền trẻ em, ngày Quốc tế thiếu nhi còn tôn vinh tình yêu thương vô bờ bến của các bậc cha mẹ, người lớn dành cho thiếu nhi.Vào năm 1949, Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm là ngày bảo vệ quyền lợi trẻ em ở các nước trên thế giới. Do vậy, kể từ năm 1950, ngày 1/6 được biết đến là ngày Quốc tế thiếu nhi.Đến tháng 4/1952, cuộc họp quốc tế bảo vệ thiếu nhi được tổ chức tại Thủ đô Viên (Áo). Sau cuộc họp này, nhiều nước đã ban hành những quy định pháp luật nhằm đảm bảo hạnh phúc và quyền lợi cho các bà mẹ và trẻ em.Vào năm 1954, Liên Hợp Quốc đề xuất Ngày Thiếu nhi Thế giới tổ chức vào ngày 20/11 hàng năm. Ngày này đánh dấu sự kiện quan trọng về quyền trẻ em là Công ước về quyền trẻ em được ký kết vào ngày 20/11/1989. Trước đề xuất này, hơn 191 quốc gia đã phê chuẩn.Kể từ đó cho đến nay, nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi vào 1/6. Vào ngày này, nhiều hoạt động hấp dẫn được tổ chức dành cho trẻ em như các lễ hội, trò chơi...Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng chọn ngày 1/6 là ngày Quốc tế thiếu nhi. Ví dụ như Phần Lan và Ai Cập chọn ngày 20/11 là ngày Tết thiếu nhi.Tại Mỹ, ngày Quốc tế thiếu nhi không được cố định. Ngày này thường được tổ chức chung với Ngày của mẹ, Ngày của cha hoặc thay đổi tùy theo quyết định của chính phủ.Ví dụ như vào năm 1998, Tổng thống Bill Clinton tổ chức ngày Thiếu nhi vào ngày 11/10. Đến năm 2001, Tổng thống George W. Bush chọn ngày 3/6 là "Ngày trẻ em quốc gia".Ở Nhật Bản, Quốc tế Thiếu nhi diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch. Ngày này được gọi là "Kodomo no Hi" - nghĩa là Ngày Trẻ Em và được xem là ngày nghỉ toàn quốc kể từ năm 1948.
Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 được biết đến rộng rãi là ngày lễ hay sự kiện dành cho trẻ em được tổ chức thường niên.
Bên cạnh việc bảo vệ quyền trẻ em, ngày Quốc tế thiếu nhi còn tôn vinh tình yêu thương vô bờ bến của các bậc cha mẹ, người lớn dành cho thiếu nhi.
Vào năm 1949, Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm là ngày bảo vệ quyền lợi trẻ em ở các nước trên thế giới. Do vậy, kể từ năm 1950, ngày 1/6 được biết đến là ngày Quốc tế thiếu nhi.
Đến tháng 4/1952, cuộc họp quốc tế bảo vệ thiếu nhi được tổ chức tại Thủ đô Viên (Áo). Sau cuộc họp này, nhiều nước đã ban hành những quy định pháp luật nhằm đảm bảo hạnh phúc và quyền lợi cho các bà mẹ và trẻ em.
Vào năm 1954, Liên Hợp Quốc đề xuất Ngày Thiếu nhi Thế giới tổ chức vào ngày 20/11 hàng năm. Ngày này đánh dấu sự kiện quan trọng về quyền trẻ em là Công ước về quyền trẻ em được ký kết vào ngày 20/11/1989. Trước đề xuất này, hơn 191 quốc gia đã phê chuẩn.
Kể từ đó cho đến nay, nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi vào 1/6. Vào ngày này, nhiều hoạt động hấp dẫn được tổ chức dành cho trẻ em như các lễ hội, trò chơi...
Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng chọn ngày 1/6 là ngày Quốc tế thiếu nhi. Ví dụ như Phần Lan và Ai Cập chọn ngày 20/11 là ngày Tết thiếu nhi.
Tại Mỹ, ngày Quốc tế thiếu nhi không được cố định. Ngày này thường được tổ chức chung với Ngày của mẹ, Ngày của cha hoặc thay đổi tùy theo quyết định của chính phủ.
Ví dụ như vào năm 1998, Tổng thống Bill Clinton tổ chức ngày Thiếu nhi vào ngày 11/10. Đến năm 2001, Tổng thống George W. Bush chọn ngày 3/6 là "Ngày trẻ em quốc gia".
Ở Nhật Bản, Quốc tế Thiếu nhi diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch. Ngày này được gọi là "Kodomo no Hi" - nghĩa là Ngày Trẻ Em và được xem là ngày nghỉ toàn quốc kể từ năm 1948.