Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu, Phú Sát Thị, sinh ra trong gia tộc Phú Sát, thuộc Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ. Gia tộc Phú Sát là một gia tộc lớn, có tiếng nói trong triều đình. Ung Chính Đế thấy Phú Sát Phị diện mạo xinh đẹp, tính cách dịu hiền, mặc dù sinh ra trong gia tộc bề thế nhưng lại thích cuộc sống giản dị, tiết kiệm nên đã chỉ định hôn sự cho Hoằng Lịch và Phú Sát Thị. Ảnh: 116.com.cn.Lần chỉ hôn này của Ung Chính Đế có nghĩa rất quan trọng. Hoằng Lịch đã là người Ung Chính Đế chọn để kế vị nên người được Ung Chính Đế chỉ hôn cho Hoằng Lịch- vua Càn Long tương lại không chỉ là đích phúc tấn mà còn là quốc mẫu tương lai của Đại Thanh. Sau khi kết hôn, Hoằng Lịch và Phú Sát Thị sống rất hạnh phúc. Ảnh: Tạo hình vua Càn Long và hoàng hậu Phú Sát, nguồn: sogou.com. Sau khi gả cho Hoằng Lịch, Phú Sát Thị sinh được một con gái, không bao lâu sau lại sinh được một người con trai. Gả cho Hoằng Lịch chưa đến 3 năm mà đã sinh được ba người con, có thể nói khả năng sinh sản của Phú Sát Thị rất tốt. Nhưng trớ trêu là Hoảng trưởng nữ và Hoàng thứ tử sinh ra chưa được bao lâu thì đã qua đời. Ảnh: Hình tượng Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu được xây dựng trên phim, nguồn: mina.com.cn.Chỉ còn lại Hoàng tam nữ là Cố Luân Hòa Kính Công Chúa. Sau này, mặc dù nhận được nhiều ân sủng, nhưng do thể chất yếu nên Phú Sát Thị không mang thai thêm nữa. Khi Ung Chính Đế băng hà, Hoằng Lịch kế vị lấy hiệu là Càn Long. Dù Phú Sát Thị không có con trai nhưng vì bà là đích phúc tấn, lại là người do Ung Chính Đế chỉ hôn, cộng thêm việc Càn Long cũng rất yêu thương bà nên Phú Sát Thị vẫn được phong làm Hoàng hậu, thống lĩnh hậu cung của Càn Long đế. Ảnh: Tạo hình vua Càn Long và hoàng hậu Phú Sát trên phim. Nguồn: baidu.com.Khi làm Hoàng Hậu, Phú Sát Thị rất cầm kiệm và công bằng, quản lý hậu cung của Càn Long đế rất tốt, khiến Càn Long Đế vô cùng yêu thích. May mắn thay sau khi Càn Long đế đăng quang 11 năm, Phú Sát Thị lại mang thai và sinh ra Hoàng Thất Tử, Vĩnh Tông. Ảnh: eastday.com.Chỉ đáng tiếc, đến 1 tuổi thì Vĩnh Tông qua đời. Hoàng Hậu Phú Sát vô cùng đau khổ, vì thương xót vợ nên Càn Long đế đã quyết định cho bà đi cùng trong chuyến thị sát về phía Đông. Trên đường đi, vào đêm ngày 13 tháng 3 năm Càn Long thứ mười ba, tình hình của Hoàng hậu đột nhiện chuyển biến xấu, dù đã có thái y tốt nhất nhưng cũng không cứu được bà. Hoàng hậu Phú Sát qua đời vào năm 37 tuổi. Ảnh: baidu.com. Càn Long đế đã giải thích về cái chết của Phú Sát Thị như sau: Hoàng hậu nhiễm phong hàn ở Tề Nam, sau khi nghỉ ngơi vài ngày đã cảm thấy khỏe hơn, nên trẫm dự định quay về kinh thành, nhưng khi thuyền đến Ôn Châu, bệnh của Hoàng hậu đột nhiên trở nặng và qua đời vào nửa đêm hôm đó! Ảnh: todayonhistory.com.Có một giả thuyết cho rằng, Hoàng hậu trượt chân ngã xuống nước cho nên bệnh cảm mạo mới nặng thêm, sau đó thì không chống đỡ được với bệnh tật, nhưng giả thuyết này không đáng tin. Bởi xung quanh Hoàng hậu có rất nhiều cung nữ hầu hạ bên cạnh, làm sao có thể để Hoàng hậu ngã xuống nước? Hơn nữa, điều khác lạ là trong cung không có bất cứ bản ghi chép nào về bệnh tật và thuốc Hoàng hậu dùng. Theo quy chế của nhà Thanh, thái y ở Thái y viện khi khám bệnh cho Hoàng đế, Hoàng hậu, Phi tần đều phải ghi chép lại. Ảnh: Tạo hình Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu trên phim, nguồn: mz.mop.com. Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu là quốc mẫu Đại Thanh, là vợ cả của Càn Long Đế, tại sao lại không có bất cứ ghi chép nào về bệnh tật, có lẽ Hoàng hậu không chết vì cảm mạo, chỉ là do bệnh trạng của bà giống với cảm mạo nên thái y đã “chẩn đoán sai”. Ảnh: Tạo hình Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu trên phim, nguồn: sogou.com. Như đã nói ở trên, Hoàng hậu sinh được tất cả bốn người con. Ngoài Hòa Kính công chúa được gả chồng tận Mông Cổ Khoa Nhĩ Thẩm xa xôi, ba người con còn lại của bà đều mất sớm. Từ lúc 16 tuổi kết hôn cùng Hoằng Lịch, ngay sau đó đã sinh liền ba con, con chưa đầy tháng đã qua đời khiến cho sức khỏe, tinh thần của Hoàng hậu sa sút và không được điều trị triệt để. Hình ảnh Phú Sát Hoàng hậu được tạo dựng trên phim. Nguồn: sxdaily.com.cn.Thanh Triều trước đây chưa từng rơi vào trường hợp mà không có Hoàng tử kế vị do Hoàng hậu sinh ra, Càn Long đế rất hi vọng có thể nhường ngôi cho Hoàng tử do Hoàng hậu sinh ra nên đã bí mật lập Vĩnh Tông làm thái tử, nhưng thái tử mất sớm đã làm mất đi niềm hi vọng của Hoàng đế và là cú đả kích lớn đối với tinh thần và sức khỏe của Phú Sát Hoàng hậu. Đây cũng là một nguyên nhân khiến bệnh tình của Hoàng hậu ngày càng trở nặng và khó qua khỏi. Ảnh: cqcb.com.
Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu, Phú Sát Thị, sinh ra trong gia tộc Phú Sát, thuộc Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ. Gia tộc Phú Sát là một gia tộc lớn, có tiếng nói trong triều đình. Ung Chính Đế thấy Phú Sát Phị diện mạo xinh đẹp, tính cách dịu hiền, mặc dù sinh ra trong gia tộc bề thế nhưng lại thích cuộc sống giản dị, tiết kiệm nên đã chỉ định hôn sự cho Hoằng Lịch và Phú Sát Thị. Ảnh: 116.com.cn.
Lần chỉ hôn này của Ung Chính Đế có nghĩa rất quan trọng. Hoằng Lịch đã là người Ung Chính Đế chọn để kế vị nên người được Ung Chính Đế chỉ hôn cho Hoằng Lịch- vua Càn Long tương lại không chỉ là đích phúc tấn mà còn là quốc mẫu tương lai của Đại Thanh. Sau khi kết hôn, Hoằng Lịch và Phú Sát Thị sống rất hạnh phúc. Ảnh: Tạo hình vua Càn Long và hoàng hậu Phú Sát, nguồn: sogou.com.
Sau khi gả cho Hoằng Lịch, Phú Sát Thị sinh được một con gái, không bao lâu sau lại sinh được một người con trai. Gả cho Hoằng Lịch chưa đến 3 năm mà đã sinh được ba người con, có thể nói khả năng sinh sản của Phú Sát Thị rất tốt. Nhưng trớ trêu là Hoảng trưởng nữ và Hoàng thứ tử sinh ra chưa được bao lâu thì đã qua đời. Ảnh: Hình tượng Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu được xây dựng trên phim, nguồn: mina.com.cn.
Chỉ còn lại Hoàng tam nữ là Cố Luân Hòa Kính Công Chúa. Sau này, mặc dù nhận được nhiều ân sủng, nhưng do thể chất yếu nên Phú Sát Thị không mang thai thêm nữa. Khi Ung Chính Đế băng hà, Hoằng Lịch kế vị lấy hiệu là Càn Long. Dù Phú Sát Thị không có con trai nhưng vì bà là đích phúc tấn, lại là người do Ung Chính Đế chỉ hôn, cộng thêm việc Càn Long cũng rất yêu thương bà nên Phú Sát Thị vẫn được phong làm Hoàng hậu, thống lĩnh hậu cung của Càn Long đế. Ảnh: Tạo hình vua Càn Long và hoàng hậu Phú Sát trên phim. Nguồn: baidu.com.
Khi làm Hoàng Hậu, Phú Sát Thị rất cầm kiệm và công bằng, quản lý hậu cung của Càn Long đế rất tốt, khiến Càn Long Đế vô cùng yêu thích. May mắn thay sau khi Càn Long đế đăng quang 11 năm, Phú Sát Thị lại mang thai và sinh ra Hoàng Thất Tử, Vĩnh Tông. Ảnh: eastday.com.
Chỉ đáng tiếc, đến 1 tuổi thì Vĩnh Tông qua đời. Hoàng Hậu Phú Sát vô cùng đau khổ, vì thương xót vợ nên Càn Long đế đã quyết định cho bà đi cùng trong chuyến thị sát về phía Đông. Trên đường đi, vào đêm ngày 13 tháng 3 năm Càn Long thứ mười ba, tình hình của Hoàng hậu đột nhiện chuyển biến xấu, dù đã có thái y tốt nhất nhưng cũng không cứu được bà. Hoàng hậu Phú Sát qua đời vào năm 37 tuổi. Ảnh: baidu.com.
Càn Long đế đã giải thích về cái chết của Phú Sát Thị như sau: Hoàng hậu nhiễm phong hàn ở Tề Nam, sau khi nghỉ ngơi vài ngày đã cảm thấy khỏe hơn, nên trẫm dự định quay về kinh thành, nhưng khi thuyền đến Ôn Châu, bệnh của Hoàng hậu đột nhiên trở nặng và qua đời vào nửa đêm hôm đó! Ảnh: todayonhistory.com.
Có một giả thuyết cho rằng, Hoàng hậu trượt chân ngã xuống nước cho nên bệnh cảm mạo mới nặng thêm, sau đó thì không chống đỡ được với bệnh tật, nhưng giả thuyết này không đáng tin. Bởi xung quanh Hoàng hậu có rất nhiều cung nữ hầu hạ bên cạnh, làm sao có thể để Hoàng hậu ngã xuống nước? Hơn nữa, điều khác lạ là trong cung không có bất cứ bản ghi chép nào về bệnh tật và thuốc Hoàng hậu dùng. Theo quy chế của nhà Thanh, thái y ở Thái y viện khi khám bệnh cho Hoàng đế, Hoàng hậu, Phi tần đều phải ghi chép lại. Ảnh: Tạo hình Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu trên phim, nguồn: mz.mop.com.
Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu là quốc mẫu Đại Thanh, là vợ cả của Càn Long Đế, tại sao lại không có bất cứ ghi chép nào về bệnh tật, có lẽ Hoàng hậu không chết vì cảm mạo, chỉ là do bệnh trạng của bà giống với cảm mạo nên thái y đã “chẩn đoán sai”. Ảnh: Tạo hình Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu trên phim, nguồn: sogou.com.
Như đã nói ở trên, Hoàng hậu sinh được tất cả bốn người con. Ngoài Hòa Kính công chúa được gả chồng tận Mông Cổ Khoa Nhĩ Thẩm xa xôi, ba người con còn lại của bà đều mất sớm. Từ lúc 16 tuổi kết hôn cùng Hoằng Lịch, ngay sau đó đã sinh liền ba con, con chưa đầy tháng đã qua đời khiến cho sức khỏe, tinh thần của Hoàng hậu sa sút và không được điều trị triệt để. Hình ảnh Phú Sát Hoàng hậu được tạo dựng trên phim. Nguồn: sxdaily.com.cn.
Thanh Triều trước đây chưa từng rơi vào trường hợp mà không có Hoàng tử kế vị do Hoàng hậu sinh ra, Càn Long đế rất hi vọng có thể nhường ngôi cho Hoàng tử do Hoàng hậu sinh ra nên đã bí mật lập Vĩnh Tông làm thái tử, nhưng thái tử mất sớm đã làm mất đi niềm hi vọng của Hoàng đế và là cú đả kích lớn đối với tinh thần và sức khỏe của Phú Sát Hoàng hậu. Đây cũng là một nguyên nhân khiến bệnh tình của Hoàng hậu ngày càng trở nặng và khó qua khỏi. Ảnh: cqcb.com.