Lịch sử thế giới ghi nhận lần đầu tiên vũ khí hóa học được sử dụng trên chiến trường là trong Thế chiến 1.Cụ thể, loại vũ khí nguy hiểm này được sử dụng trong trận chiến Ypres lần thứ hai diễn ra trên mặt trận phía Tây từ tháng 4 - 5/1915 giữa quân đội Đế quốc Đức và liên quân Anh, Pháp, Canada.Trong trận chiến ác liệt này, quân đội Đức giành chiến thắng trước liên quân bằng việc sử dụng khí độc trên quy mô lớn.Vài ngày trước khi diễn ra trận chiến với liên quân, binh sĩ Đức đã âm thầm chôn hơn 5.000 bình khí clo (tương đương 150 tấn khí) gần trận địa tại thị trấn Ypres của Bỉ.Đến ngày 22/4/1915, quân Đức bắt đầu thực hiện cuộc tấn công bằng khí độc. Nhờ những cơn gió mùa nên số khí độc của quân Đức bao phủ gần như toàn bộ trận địa của liên quân Anh, Pháp, Canada.Chỉ trong 5 phút đầu, khoảng 1.200 binh sĩ thuộc liên quân Anh, Pháp, Canada thiệt mạng. Không những vậy, ngựa, chuột, thậm chí côn trùng trong vùng chiến sự trên cũng chết.Nhờ sử dụng khí clo, quân Đức đã đánh bại liên quân trong thời gian hơn 40 phút.Trong cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học, liên quân Anh, Pháp, Canada chịu tổn thất nặng nề với khoảng 15.000 người bị trúng độc, trong đó có 5.000 người tử trận và khoảng 5.000 người khác bị bắt làm tù binh.Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, các sử gia ước tính khoảng 90.000 người thiệt mạng trong tổng số hơn 1 triệu người nhiễm độc vì các cuộc tấn công bằng khí hóa học do hai phía tiến hành.Một số tài liệu còn chỉ ra khoảng 100.000 - 260.000 dân thường thương vong do vũ khí hóa học gây ra trong Chiến tranh thế giới 1. Không ít người phải sống với những di chứng như tổn thương não, da, phổi do tiếp xúc với vũ khí hóa học trên chiến trường.Mời độc giả xem video: Ngang nhiên buôn bán kỷ vật chiến tranh (nguồn: VTC16)
Lịch sử thế giới ghi nhận lần đầu tiên vũ khí hóa học được sử dụng trên chiến trường là trong Thế chiến 1.
Cụ thể, loại vũ khí nguy hiểm này được sử dụng trong trận chiến Ypres lần thứ hai diễn ra trên mặt trận phía Tây từ tháng 4 - 5/1915 giữa quân đội Đế quốc Đức và liên quân Anh, Pháp, Canada.
Trong trận chiến ác liệt này, quân đội Đức giành chiến thắng trước liên quân bằng việc sử dụng khí độc trên quy mô lớn.
Vài ngày trước khi diễn ra trận chiến với liên quân, binh sĩ Đức đã âm thầm chôn hơn 5.000 bình khí clo (tương đương 150 tấn khí) gần trận địa tại thị trấn Ypres của Bỉ.
Đến ngày 22/4/1915, quân Đức bắt đầu thực hiện cuộc tấn công bằng khí độc. Nhờ những cơn gió mùa nên số khí độc của quân Đức bao phủ gần như toàn bộ trận địa của liên quân Anh, Pháp, Canada.
Chỉ trong 5 phút đầu, khoảng 1.200 binh sĩ thuộc liên quân Anh, Pháp, Canada thiệt mạng. Không những vậy, ngựa, chuột, thậm chí côn trùng trong vùng chiến sự trên cũng chết.
Nhờ sử dụng khí clo, quân Đức đã đánh bại liên quân trong thời gian hơn 40 phút.
Trong cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học, liên quân Anh, Pháp, Canada chịu tổn thất nặng nề với khoảng 15.000 người bị trúng độc, trong đó có 5.000 người tử trận và khoảng 5.000 người khác bị bắt làm tù binh.
Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, các sử gia ước tính khoảng 90.000 người thiệt mạng trong tổng số hơn 1 triệu người nhiễm độc vì các cuộc tấn công bằng khí hóa học do hai phía tiến hành.
Một số tài liệu còn chỉ ra khoảng 100.000 - 260.000 dân thường thương vong do vũ khí hóa học gây ra trong Chiến tranh thế giới 1. Không ít người phải sống với những di chứng như tổn thương não, da, phổi do tiếp xúc với vũ khí hóa học trên chiến trường.
Mời độc giả xem video: Ngang nhiên buôn bán kỷ vật chiến tranh (nguồn: VTC16)