Nhà tổ chức chương trình kiêm doanh nhân người Mỹ, Phineas Taylor Barnum trở thành cái tên nổi tiếng hồi thế kỷ 19 khi kiếm được bộn tiền nhờ việc trưng bày xác nàng tiên cá Fiji (hay còn gọi Feejee).Cụ thể, nàng tiên cá mà Barnum trưng bày là của một người Anh có tên Dr. J. Griffin (tên thực Levi Lyman). Người này cho hay bắt được nàng tiên cá ở gần quần đảo Fiji ở nam Thái Bình Dương vào năm 1842.Khi nhìn thấy sinh vật bí ẩn này, Barnum thuyết phục Griffin tổ chức triển lãm kéo dài 1 tuần về nàng tiên cá tại Broadway, Mỹ.Sau thành công của buổi triển lãm đầu, Barnum tổ chức sự kiện tương tự kéo dài 1 tháng ở bảo tàng Barnum.Rất nhiều người kéo đến mua vé để nhìn tận mắt nàng tiên cá trông như thế nào. Nhờ vậy, Barnum kiếm được nhiều tiền. Thay vì có hình dáng xinh đẹp, mỹ miều như nhiều truyện cổ tích, nàng tiên cá của Barnum có vẻ ngoài xấu xí, kỳ dị.Tiên cá Fiji có nửa thân trên của một con khỉ vị thành niên và nửa thân dưới là của cá.Nhiều chuyên gia cho rằng, nàng tiên cá Fiji không hề bị bắt ở gần quần đảo Fiji ở nam Thái Bình Dương.Thay vào đó, Barnum mua tiên cá Fiji từ một người nào đó. Thêm nữa, đây không phải là nàng tiên cá thật bởi sinh vật bí ẩn mà Barnum trưng bày do ngư dân Nhật Bản tạo ra như một loại hình nghệ thuật vào đầu những năm 1800.Trong suốt nhiều năm, nàng tiên cá Fiji được trưng bày chủ yếu ở New York, Mỹ và London, Anh.Một số người cho rằng nàng tiên cá Fiji còn đến ngày nay và hiện được trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ học và Dân tộc học Harvard. Thế nhưng, không ai có thể chắc chắn đây thực sự là tiên cá Fiji của Barnum hay không. Mời độc giả xem video: Những "nàng tiên cá" tại Nga. Nguồn: VTC1.
Nhà tổ chức chương trình kiêm doanh nhân người Mỹ, Phineas Taylor Barnum trở thành cái tên nổi tiếng hồi thế kỷ 19 khi kiếm được bộn tiền nhờ việc trưng bày xác nàng tiên cá Fiji (hay còn gọi Feejee).
Cụ thể, nàng tiên cá mà Barnum trưng bày là của một người Anh có tên Dr. J. Griffin (tên thực Levi Lyman). Người này cho hay bắt được nàng tiên cá ở gần quần đảo Fiji ở nam Thái Bình Dương vào năm 1842.
Khi nhìn thấy sinh vật bí ẩn này, Barnum thuyết phục Griffin tổ chức triển lãm kéo dài 1 tuần về nàng tiên cá tại Broadway, Mỹ.
Sau thành công của buổi triển lãm đầu, Barnum tổ chức sự kiện tương tự kéo dài 1 tháng ở bảo tàng Barnum.
Rất nhiều người kéo đến mua vé để nhìn tận mắt nàng tiên cá trông như thế nào. Nhờ vậy, Barnum kiếm được nhiều tiền. Thay vì có hình dáng xinh đẹp, mỹ miều như nhiều truyện cổ tích, nàng tiên cá của Barnum có vẻ ngoài xấu xí, kỳ dị.
Tiên cá Fiji có nửa thân trên của một con khỉ vị thành niên và nửa thân dưới là của cá.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nàng tiên cá Fiji không hề bị bắt ở gần quần đảo Fiji ở nam Thái Bình Dương.
Thay vào đó, Barnum mua tiên cá Fiji từ một người nào đó. Thêm nữa, đây không phải là nàng tiên cá thật bởi sinh vật bí ẩn mà Barnum trưng bày do ngư dân Nhật Bản tạo ra như một loại hình nghệ thuật vào đầu những năm 1800.
Trong suốt nhiều năm, nàng tiên cá Fiji được trưng bày chủ yếu ở New York, Mỹ và London, Anh.
Một số người cho rằng nàng tiên cá Fiji còn đến ngày nay và hiện được trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ học và Dân tộc học Harvard. Thế nhưng, không ai có thể chắc chắn đây thực sự là tiên cá Fiji của Barnum hay không.
Mời độc giả xem video: Những "nàng tiên cá" tại Nga. Nguồn: VTC1.