Bộ phim Hoàn Châu Cách Cách được nhiều thế hệ yêu thích với dàn nhân vật đặc sắc. Trong số này, Hạ Tử Vi xinh đẹp, thông minh được nhiều người yêu mến. Nguyên mẫu của nàng cách cách nổi tiếng này là con gái thứ 4 của hoàng đế Càn Long: Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa.Chào đời năm 1745, Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa là con của vua Càn Long với Thuần Huệ Hoàng quý phi Tô thị. Trong số 5 Hoàng quý phi của Hoàng đế Càn Long, Thuần phi có xuất thân thấp nhất khi sinh ra và lớn lên trong gia đình bình thường ở Giang Nam.Dù vậy, với dung mạo kiều diễm, thông minh, khéo léo, Thuần phi trở thành một trong những phi tần được vua Càn Long hết mực sủng ái nên có địa vị cao trong cung. Thuần phi sinh được 2 hoàng tử và một công chúa nên càng có địa vị vững chắc.Là con gái duy nhất của Thuần phi với vua Càn Long, Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa được vua cha yêu thương, chiều chuộng ngay cả khi nàng có khuyết tật ở tay.Theo các ghi chép, Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa lúc chào đời thì giữa các ngón tay có một lớp màng như chân vịt. Vào thời điểm đó, dị tật này được coi là điềm xấu và hai mẹ con có thể bị xử tử.Là người thông minh, Thuần phi khéo léo hóa giải nguy cơ này bằng cách nói với nhà vua rằng, bàn tay của Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa bị dị tật rất giống bàn tay Phật. Nàng cách cách này có thể là một vị Phật tái sinh và là dấu hiệu của sự may mắn.Thuần phi cũng cho người lan truyền thông tin trong dân chúng và gọi con gái yêu là "Phật Thủ Công chúa". Nhờ vậy, hai mẹ con thoát khỏi nguy hiểm đến tính mạng và được hoàng đế Càn Long yêu thương hơn.Khi đến tuổi kết hôn, hoàng đế Càn Long sắp xếp cho con gái yêu mối hôn sự với Phúc Long An - con trai của Đại học sĩ Phó Hằng. Hôn lễ của Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa được tổ chức long trọng năm 1760. Vì yêu thương người con này nên Càn Long chi rất nhiều tiền để xây dựng phủ Tứ công chúa cho vợ chồng Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa.Sau khi kết hôn, Hòa Gia Công chúa sinh cho chồng một người con trai và đặt tên là Phong Thân Tế Luân. Nàng cách cách này chưa tận hưởng được cuộc sống gia đình hạnh phúc được bao lâu thi đột ngột lâm bệnh nặng và qua đời khi 23 tuổi.Do con gái yêu mất sớm nên vua Càn Long dành toàn bộ sự yêu thương cho Phong Thân Tế Luân, đón cháu ngoại này vào cung nuôi dưỡng. Nhờ được ông ngoại che chở, con trai của Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa tận hưởng cuộc sống xa hoa, quyền quý. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Bộ phim Hoàn Châu Cách Cách được nhiều thế hệ yêu thích với dàn nhân vật đặc sắc. Trong số này, Hạ Tử Vi xinh đẹp, thông minh được nhiều người yêu mến. Nguyên mẫu của nàng cách cách nổi tiếng này là con gái thứ 4 của hoàng đế Càn Long: Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa.
Chào đời năm 1745, Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa là con của vua Càn Long với Thuần Huệ Hoàng quý phi Tô thị. Trong số 5 Hoàng quý phi của Hoàng đế Càn Long, Thuần phi có xuất thân thấp nhất khi sinh ra và lớn lên trong gia đình bình thường ở Giang Nam.
Dù vậy, với dung mạo kiều diễm, thông minh, khéo léo, Thuần phi trở thành một trong những phi tần được vua Càn Long hết mực sủng ái nên có địa vị cao trong cung. Thuần phi sinh được 2 hoàng tử và một công chúa nên càng có địa vị vững chắc.
Là con gái duy nhất của Thuần phi với vua Càn Long, Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa được vua cha yêu thương, chiều chuộng ngay cả khi nàng có khuyết tật ở tay.
Theo các ghi chép, Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa lúc chào đời thì giữa các ngón tay có một lớp màng như chân vịt. Vào thời điểm đó, dị tật này được coi là điềm xấu và hai mẹ con có thể bị xử tử.
Là người thông minh, Thuần phi khéo léo hóa giải nguy cơ này bằng cách nói với nhà vua rằng, bàn tay của Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa bị dị tật rất giống bàn tay Phật. Nàng cách cách này có thể là một vị Phật tái sinh và là dấu hiệu của sự may mắn.
Thuần phi cũng cho người lan truyền thông tin trong dân chúng và gọi con gái yêu là "Phật Thủ Công chúa". Nhờ vậy, hai mẹ con thoát khỏi nguy hiểm đến tính mạng và được hoàng đế Càn Long yêu thương hơn.
Khi đến tuổi kết hôn, hoàng đế Càn Long sắp xếp cho con gái yêu mối hôn sự với Phúc Long An - con trai của Đại học sĩ Phó Hằng. Hôn lễ của Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa được tổ chức long trọng năm 1760. Vì yêu thương người con này nên Càn Long chi rất nhiều tiền để xây dựng phủ Tứ công chúa cho vợ chồng Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa.
Sau khi kết hôn, Hòa Gia Công chúa sinh cho chồng một người con trai và đặt tên là Phong Thân Tế Luân. Nàng cách cách này chưa tận hưởng được cuộc sống gia đình hạnh phúc được bao lâu thi đột ngột lâm bệnh nặng và qua đời khi 23 tuổi.
Do con gái yêu mất sớm nên vua Càn Long dành toàn bộ sự yêu thương cho Phong Thân Tế Luân, đón cháu ngoại này vào cung nuôi dưỡng. Nhờ được ông ngoại che chở, con trai của Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa tận hưởng cuộc sống xa hoa, quyền quý. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.