Trong lịch sử ngàn năm phong kiến, Phan An được mệnh danh là đệ nhất mỹ nam thời cổ đại Trung Quốc. Theo ghi chép, Phan An (247-300), vốn tên là Phan Nhạc, tự An Nhơn, người Trung Mưu, Huỳnh Dương, là một nhà văn thời Tây Tấn. Nhờ nhan sắc lấn át cả phái đẹp, Phan An được ngợi ca là đệ nhất mỹ nam thời cổ đại, đứng trên cả Lan Lăng Vương, Tống Ngọc và Vệ Giới.Tuy rằng sách vở không miêu tả rõ ràng, cụ thể nhan sắc, chiều cao, cân nặng của Phan An thế nhưng tất cả đều nói chàng có một khuôn mặt rất thu hút, dáng vóc lại cao ráo, làn da rất đẹp. Vẻ đẹp của chàng vượt qua mọi câu chữ, mọi hình dung, không bút nào tả xiết.Khi còn niên thiếu, Phan An đi dạo ở thành Lạc Dương. Phụ nữ quanh đó thấy chàng tuấn mỹ, mới vây quanh, ném trái cây đầy xe, người đời từ đó có điển tích "Trịch quả mãn xa" (Ném trái cây đầy xe) để nói về việc này.Là một mỹ nam có dung mạo xuất chúng, cả đời Phan An giữ thân như ngọc, không trêu hoa ghẹo nguyệt. Sau khi chàng kết thành phu thê với Dương Thị thì lại càng một lòng một dạ vun đắp cho cuộc sống hôn nhân. Cả hai chung sống với nhau vô cùng hòa hợp, tình cảm vợ chồng ân ái vô cùng. Sau khi Dương Thị qua đời, Phan An rất đau khổ, đồng thời còn viết bài “Truy vong thi” (thơ truy vong cho vợ) để thể hiện sự đau khổ khi mất vợ.Đáng tiếc, một người đàn ông đẹp như thế, tốt như thế, chung tình như thế, cuối cùng lại vướng vào vòng xoáy chính trị để rồi phải nhận một kết thúc bi thảm. Khi ấy, Phan An có mâu thuẫn vô cùng lớn với sủng thần trong triều, vì thế Phan An bị các sủng thần khác liên thủ đả kích.Là một người có tài năng xuất chúng, nhưng quá trình làm quan của Phan An lại vô cùng trắc trở, cho tới khi liên minh với Giả Mật mới có được chút cơ hội để phát triển. Trong triều đình khi ấy, Giả Mật đánh giá cao tài năng của Phan An, trở thành người được Giả Mật tín nhiệm nhất.Trong chốn quan trường cổ đại, hiện tượng quan viên kết bè kéo cánh là chuyện không hề hiếm gặp.Tuy nhiên, đối với mẫu thân của Phan An mà nói, con trai có quan hệ quá thân thiết với Giả Mật, nếu như không biết kìm lại thì rồi sẽ có ngày Phan An sẽ gặp nạn do ảnh hưởng bởi Giả Mật. Đối mặt với lời dặn dò của mẫu thân, Phan An tuy có đồng ý nhưng trong cuộc sống hàng ngày, Phan An không hề giảm bớt việc qua lại với Giả Mật. Dần dà, thế lực của Giả Mật trong triều ngày càng lớn, trong tình trạng ấy, Phan An vẫn bị lún sâu trong cuộc tranh giành quyền lực không thể dứt ra được.Vì bị ảnh hưởng bởi Giả Mật, Phan An từng tham gia vào việc mưu phản phế truất Thái Tử, cho dù kế hoạch này có thành công nhưng Phan An lại không hề vì thế mà có được cuộc sống yên ổn. Sau loạn Vương bát, Triệu Vương Tư Mã Luân thành công đoạt quyền, khi ấy Tôn Tú – người từng có xích mích với Phan An lên làm Tể tướng.Thông qua tìm hiểu quan hệ giữa Phan An và Lưu Tú phát hiện, Phan An hồi nhỏ được hạ quan sử Tôn Tú của cha chăm sóc, nhưng vì nhân phẩm của Tôn Tú không được tốt, vì thế ban đầu Phan An thường xuyên sỉ nhục Tôn Tú trước đám đông, vì thế đã khiến Tôn Tú ghi hận trong lòng.Đối mặt với tình trạng này, trong lòng Phan An hoảng loạn vô cùng, cho dù Phan An có muốn nhắc tới tình nghĩa năm xưa với Tôn Tú, nhận được sự tha thứ của Tôn Tú nhưng đối với Tôn Tú mà nói, mọi việc làm trước đây của Phan An đều khiến hắn vô cùng căm hận.Vì nguyên nhân này, Tôn Tú đã tố cáo Phan An với tội danh mưu phản, bị ảnh hưởng bởi sự kiện lên kế hoạch phế truất Thái tử, cuối cùng Phan An bị định tội, đồng thời bị chu di tam tộc. Khi ấy, mẫu thân của Phan An đã vào tuổi 70, nhưng với tội danh quá lớn này của Phan An, bà cũng không may mắn thoát được.Đối với Phan An mà nói, sau khi bị phán xử tử tội, ông vô cùng ân hận với những sai lầm mà trước kia mình đã từng phạm phải, nhưng cho dù Phan An có hối hận đến mấy thì đều không thể thay đổi số phận bị chu di tam tộc. Cuối cùng, đệ nhất mỹ nam một đời chỉ để lại tiếc nuối vĩnh hằng.Mời quý độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ | VTV24.
Trong lịch sử ngàn năm phong kiến, Phan An được mệnh danh là đệ nhất mỹ nam thời cổ đại Trung Quốc. Theo ghi chép, Phan An (247-300), vốn tên là Phan Nhạc, tự An Nhơn, người Trung Mưu, Huỳnh Dương, là một nhà văn thời Tây Tấn. Nhờ nhan sắc lấn át cả phái đẹp, Phan An được ngợi ca là đệ nhất mỹ nam thời cổ đại, đứng trên cả Lan Lăng Vương, Tống Ngọc và Vệ Giới.
Tuy rằng sách vở không miêu tả rõ ràng, cụ thể nhan sắc, chiều cao, cân nặng của Phan An thế nhưng tất cả đều nói chàng có một khuôn mặt rất thu hút, dáng vóc lại cao ráo, làn da rất đẹp. Vẻ đẹp của chàng vượt qua mọi câu chữ, mọi hình dung, không bút nào tả xiết.
Khi còn niên thiếu, Phan An đi dạo ở thành Lạc Dương. Phụ nữ quanh đó thấy chàng tuấn mỹ, mới vây quanh, ném trái cây đầy xe, người đời từ đó có điển tích "Trịch quả mãn xa" (Ném trái cây đầy xe) để nói về việc này.
Là một mỹ nam có dung mạo xuất chúng, cả đời Phan An giữ thân như ngọc, không trêu hoa ghẹo nguyệt. Sau khi chàng kết thành phu thê với Dương Thị thì lại càng một lòng một dạ vun đắp cho cuộc sống hôn nhân. Cả hai chung sống với nhau vô cùng hòa hợp, tình cảm vợ chồng ân ái vô cùng. Sau khi Dương Thị qua đời, Phan An rất đau khổ, đồng thời còn viết bài “Truy vong thi” (thơ truy vong cho vợ) để thể hiện sự đau khổ khi mất vợ.
Đáng tiếc, một người đàn ông đẹp như thế, tốt như thế, chung tình như thế, cuối cùng lại vướng vào vòng xoáy chính trị để rồi phải nhận một kết thúc bi thảm. Khi ấy, Phan An có mâu thuẫn vô cùng lớn với sủng thần trong triều, vì thế Phan An bị các sủng thần khác liên thủ đả kích.
Là một người có tài năng xuất chúng, nhưng quá trình làm quan của Phan An lại vô cùng trắc trở, cho tới khi liên minh với Giả Mật mới có được chút cơ hội để phát triển. Trong triều đình khi ấy, Giả Mật đánh giá cao tài năng của Phan An, trở thành người được Giả Mật tín nhiệm nhất.Trong chốn quan trường cổ đại, hiện tượng quan viên kết bè kéo cánh là chuyện không hề hiếm gặp.
Tuy nhiên, đối với mẫu thân của Phan An mà nói, con trai có quan hệ quá thân thiết với Giả Mật, nếu như không biết kìm lại thì rồi sẽ có ngày Phan An sẽ gặp nạn do ảnh hưởng bởi Giả Mật. Đối mặt với lời dặn dò của mẫu thân, Phan An tuy có đồng ý nhưng trong cuộc sống hàng ngày, Phan An không hề giảm bớt việc qua lại với Giả Mật. Dần dà, thế lực của Giả Mật trong triều ngày càng lớn, trong tình trạng ấy, Phan An vẫn bị lún sâu trong cuộc tranh giành quyền lực không thể dứt ra được.
Vì bị ảnh hưởng bởi Giả Mật, Phan An từng tham gia vào việc mưu phản phế truất Thái Tử, cho dù kế hoạch này có thành công nhưng Phan An lại không hề vì thế mà có được cuộc sống yên ổn. Sau loạn Vương bát, Triệu Vương Tư Mã Luân thành công đoạt quyền, khi ấy Tôn Tú – người từng có xích mích với Phan An lên làm Tể tướng.
Thông qua tìm hiểu quan hệ giữa Phan An và Lưu Tú phát hiện, Phan An hồi nhỏ được hạ quan sử Tôn Tú của cha chăm sóc, nhưng vì nhân phẩm của Tôn Tú không được tốt, vì thế ban đầu Phan An thường xuyên sỉ nhục Tôn Tú trước đám đông, vì thế đã khiến Tôn Tú ghi hận trong lòng.
Đối mặt với tình trạng này, trong lòng Phan An hoảng loạn vô cùng, cho dù Phan An có muốn nhắc tới tình nghĩa năm xưa với Tôn Tú, nhận được sự tha thứ của Tôn Tú nhưng đối với Tôn Tú mà nói, mọi việc làm trước đây của Phan An đều khiến hắn vô cùng căm hận.
Vì nguyên nhân này, Tôn Tú đã tố cáo Phan An với tội danh mưu phản, bị ảnh hưởng bởi sự kiện lên kế hoạch phế truất Thái tử, cuối cùng Phan An bị định tội, đồng thời bị chu di tam tộc. Khi ấy, mẫu thân của Phan An đã vào tuổi 70, nhưng với tội danh quá lớn này của Phan An, bà cũng không may mắn thoát được.
Đối với Phan An mà nói, sau khi bị phán xử tử tội, ông vô cùng ân hận với những sai lầm mà trước kia mình đã từng phạm phải, nhưng cho dù Phan An có hối hận đến mấy thì đều không thể thay đổi số phận bị chu di tam tộc. Cuối cùng, đệ nhất mỹ nam một đời chỉ để lại tiếc nuối vĩnh hằng.
Mời quý độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ | VTV24.