Đát Kỷ hay còn gọi là Tô Đát Kỷ là mỹ nhân nổi tiếng lịch sử phong kiến Trung Quốc. Bà là vương hậu của Trụ Vương (tức là Đế Tân) - hoàng đế cuối cùng của nhà Thương.Trong nhiều bộ phim và tiểu thuyết, đại mỹ nhân Đát Kỷ được xây dựng hình ảnh là "hồng nhan họa thủy" vì đã khiến Trụ Vương chìm đắm vào các buổi hoan lạc, bỏ bê triều chính và cuối cùng khiến nhà Thương sụp đổ.Liệu Đát Kỷ trong lịch sử có phải người như vậy? Trước câu hỏi này, nhà nghiên cứu Hoàng Minh Sùng thuộc Viện nghiên cứu Lịch sử và Ngôn ngữ Trung Quốc đã có những chia sẻ đáng chú ý.Theo nghiên cứu của ông Hoàng Minh Sùng, Đát Kỷ có thật trong lịch sử không giống những mô tả trong các bộ phim hay tiểu thuyết. Trên thực tế, Đát Kỷ không phải "hồ ly tinh" khiến nhà Thương diệt vong.Nhà nghiên cứu Hoàng Minh Sùng cho hay, căn cứ vào những sử liệu và những di chỉ văn hóa khảo cổ, Đát Kỷ không chỉ là một vương hậu chăm lo chuyện hậu cung mà còn cùng Trụ Vương gánh trọng trách quan trọng của quốc gia, bao gồm việc cùng khoác áo giáp xông pha trận mạc khi đất nước xảy ra chiến tranh.Nghiên cứu của ông Hoàng Minh Sùng còn chỉ ra phụ nữ dưới thời Thương có địa vị khá cao, đặc biệt là những người trong các gia đình trâm anh thế phiệt. Phụ nữ thời đó sống không chỉ dựa vào nhan sắc mà còn đa tài đa nghệ ở nhiều lĩnh vực.Minh chính là Phụ Hảo - vương hậu của Thương vương Vũ Đinh còn đảm nhận chủ trì các buổi tế lễ, tham gia chính sự, dẫn quân đánh trận.Qua đó có thể thấy không chỉ Phụ Hảo, Đát Kỷ và nhiều phụ nữ của nhà Thương cũng có cuộc sống tương tự. Đát Kỷ cùng tiến cùng lùi với Trụ Vương. Vậy nên, khi rơi vào cảnh nước mất nhà tan, nhà Thương diệt vong, Trụ Vương và Đát Kỷ đã tự thiêu. Sau khi nhà Thương sụp đổ, nhà Chu được thành lập.Nhà nghiên cứu Hoàng Minh Sùng cho rằng, Đát Kỷ bị "bôi nhọ" danh tiếng có thể là nhằm nâng cao hình tượng của Chu Vũ Vương và Chu công Cơ Sáng. Con cháu của nhà Chu cố tình lan truyền tin đồn Đát Kỷ là "hồ ly tinh", mê hoặc Trụ Vương, can dự vào triều chính đẩy nhà Thương từng bước đến bờ vực diệt vong.Những lời đồn này khiến dân chúng thực sự tin rằng việc nhà Chu lật đổ nhà Thương là điều hợp lý. Qua đó, Đát Kỷ trở thành "hồng nhan họa thủy" bị người đời chửi mắng.Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.
Đát Kỷ hay còn gọi là Tô Đát Kỷ là mỹ nhân nổi tiếng lịch sử phong kiến Trung Quốc. Bà là vương hậu của Trụ Vương (tức là Đế Tân) - hoàng đế cuối cùng của nhà Thương.
Trong nhiều bộ phim và tiểu thuyết, đại mỹ nhân Đát Kỷ được xây dựng hình ảnh là "hồng nhan họa thủy" vì đã khiến Trụ Vương chìm đắm vào các buổi hoan lạc, bỏ bê triều chính và cuối cùng khiến nhà Thương sụp đổ.
Liệu Đát Kỷ trong lịch sử có phải người như vậy? Trước câu hỏi này, nhà nghiên cứu Hoàng Minh Sùng thuộc Viện nghiên cứu Lịch sử và Ngôn ngữ Trung Quốc đã có những chia sẻ đáng chú ý.
Theo nghiên cứu của ông Hoàng Minh Sùng, Đát Kỷ có thật trong lịch sử không giống những mô tả trong các bộ phim hay tiểu thuyết. Trên thực tế, Đát Kỷ không phải "hồ ly tinh" khiến nhà Thương diệt vong.
Nhà nghiên cứu Hoàng Minh Sùng cho hay, căn cứ vào những sử liệu và những di chỉ văn hóa khảo cổ, Đát Kỷ không chỉ là một vương hậu chăm lo chuyện hậu cung mà còn cùng Trụ Vương gánh trọng trách quan trọng của quốc gia, bao gồm việc cùng khoác áo giáp xông pha trận mạc khi đất nước xảy ra chiến tranh.
Nghiên cứu của ông Hoàng Minh Sùng còn chỉ ra phụ nữ dưới thời Thương có địa vị khá cao, đặc biệt là những người trong các gia đình trâm anh thế phiệt. Phụ nữ thời đó sống không chỉ dựa vào nhan sắc mà còn đa tài đa nghệ ở nhiều lĩnh vực.
Minh chính là Phụ Hảo - vương hậu của Thương vương Vũ Đinh còn đảm nhận chủ trì các buổi tế lễ, tham gia chính sự, dẫn quân đánh trận.
Qua đó có thể thấy không chỉ Phụ Hảo, Đát Kỷ và nhiều phụ nữ của nhà Thương cũng có cuộc sống tương tự. Đát Kỷ cùng tiến cùng lùi với Trụ Vương. Vậy nên, khi rơi vào cảnh nước mất nhà tan, nhà Thương diệt vong, Trụ Vương và Đát Kỷ đã tự thiêu. Sau khi nhà Thương sụp đổ, nhà Chu được thành lập.
Nhà nghiên cứu Hoàng Minh Sùng cho rằng, Đát Kỷ bị "bôi nhọ" danh tiếng có thể là nhằm nâng cao hình tượng của Chu Vũ Vương và Chu công Cơ Sáng. Con cháu của nhà Chu cố tình lan truyền tin đồn Đát Kỷ là "hồ ly tinh", mê hoặc Trụ Vương, can dự vào triều chính đẩy nhà Thương từng bước đến bờ vực diệt vong.
Những lời đồn này khiến dân chúng thực sự tin rằng việc nhà Chu lật đổ nhà Thương là điều hợp lý. Qua đó, Đát Kỷ trở thành "hồng nhan họa thủy" bị người đời chửi mắng.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.