Dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh (181 - 234), là một trong những quân sư nổi tiếng và tài năng nhất.Tên tuổi của Gia Cát Lượng được người đời biết đến nhiều thông qua các sử liệu, thơ ca, phim ảnh...Thế nhưng, không phải ai cũng biết Gia Cát Lượng có thân thế "không phải dạng vừa" khi nhiều người trong gia tộc đều là những nhân vật có chức cao vọng trọng trong triều đình.Cụ thể, gia đình Gia Cát Lượng là hậu duệ của quan Tư lệ Hiệu úy là Gia Cát Phong đời nhà Hán.Cha của Gia Cát Lượng là Gia Cát Khuê. Dưới thời nhà Hán, ông làm chức Quận thừa ở Thái Sơn và có 3 người con trai lần lượt là Gia Cát Cẩn, Gia Cát Lượng và Gia Cát Quân.Gia Cát Khuê qua đời khi Gia Cát Lượng còn khá nhỏ. Vì vậy, Khổng Minh không có nhiều ấn tượng với cha cũng như không được cha dạy dỗ nhiều.Về sau, Khổng Minh đi theo học tập thành tài với người chú là Gia Cát Huyền lúc ấy đảm nhận chức vụ Dự Chương thái thú dưới trường Viên Thuật.Trong khi ấy, anh trai của Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn đến Giang Đông tránh nạn. Về sau, khi Tôn Sách chết, Gia Cát Cẩn làm việc cho Tôn Quyền ở Giang Đông.Khi đến tuổi kết hôn, Gia Cát Lượng cưới con gái của danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn ở miền Nhữ Năm.Các chuyên gia cho rằng vợ của Gia Cát Lượng đã góp công không nhỏ cho vị quân sư này lập được nhiều công lao khi phò tá Lưu Bị và dạy dỗ con cái thành tài.Mời quý độc giả xem video: Trailer "Tào Tháo" (nguồn: Youtube).
Dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh (181 - 234), là một trong những quân sư nổi tiếng và tài năng nhất.
Tên tuổi của Gia Cát Lượng được người đời biết đến nhiều thông qua các sử liệu, thơ ca, phim ảnh...
Thế nhưng, không phải ai cũng biết Gia Cát Lượng có thân thế "không phải dạng vừa" khi nhiều người trong gia tộc đều là những nhân vật có chức cao vọng trọng trong triều đình.
Cụ thể, gia đình Gia Cát Lượng là hậu duệ của quan Tư lệ Hiệu úy là Gia Cát Phong đời nhà Hán.
Cha của Gia Cát Lượng là Gia Cát Khuê. Dưới thời nhà Hán, ông làm chức Quận thừa ở Thái Sơn và có 3 người con trai lần lượt là Gia Cát Cẩn, Gia Cát Lượng và Gia Cát Quân.
Gia Cát Khuê qua đời khi Gia Cát Lượng còn khá nhỏ. Vì vậy, Khổng Minh không có nhiều ấn tượng với cha cũng như không được cha dạy dỗ nhiều.
Về sau, Khổng Minh đi theo học tập thành tài với người chú là Gia Cát Huyền lúc ấy đảm nhận chức vụ Dự Chương thái thú dưới trường Viên Thuật.
Trong khi ấy, anh trai của Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn đến Giang Đông tránh nạn. Về sau, khi Tôn Sách chết, Gia Cát Cẩn làm việc cho Tôn Quyền ở Giang Đông.
Khi đến tuổi kết hôn, Gia Cát Lượng cưới con gái của danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn ở miền Nhữ Năm.
Các chuyên gia cho rằng vợ của Gia Cát Lượng đã góp công không nhỏ cho vị quân sư này lập được nhiều công lao khi phò tá Lưu Bị và dạy dỗ con cái thành tài.
Mời quý độc giả xem video: Trailer "Tào Tháo" (nguồn: Youtube).