Hán Cao Tổ Lưu Bang là người sáng lập nhà Hán và là một trong những vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Giống như nhiều ông hoàng, hậu cung của Lưu Bang có hàng ngàn phi tần, mỹ nữ. Trong đó, nhiều mỹ nhân bị coi như "vô hình" trong hậu cung vì không có cơ hội gặp Lưu Bang. Điều này cũng có nghĩa họ không được nhà vua ân sủng nên không có địa vị trong hậu cung.Bạc Cơ còn được gọi là Bạc phu nhân là một trong những phi tần trong hậu cung của Lưu Bang. Đặc biệt, bà là mẹ của Hán Văn Đế Lưu Hằng - hoàng đế thứ 5 của nhà Hán. Ít ai biết rằng, trước khi sinh được con trai cho Lưu Bang, Bạc Cơ là một mỹ nhân "mờ nhạt" trong hậu cung, thậm chí không được nhà vua biết đến.Bởi lẽ, Bạc Cơ vốn là phi tử của Ngụy vương Báo. Sinh thời, mỹ nhân này từng được một thầy bói phán rằng có số mệnh sinh được "thiên tử". Do vậy, bà được Ngụy vương Báo hết mực yêu thương, chiều chuộng. Thế nhưng, về sau, Ngụy vương Báo bị Lưu Bang tiêu diệt. Bạc Cơ được Lưu Bang nạp làm thiếp nhưng không hề ân sủng bà.Nhập cung cùng thời điểm với Bạc Cơ là Quản phu nhân và Triệu Tử Nhi. Hai phi tần này được Lưu Bang sủng hạnh. Điều đáng nói là trước khi được nhà vua ân sủng, 3 mỹ nhân này hứa hẹn nếu ai được sủng hạnh thì sẽ giúp đỡ những người còn lại.Tuy nhiên, Quản phu nhân và Triệu Tử Nhi không giữ lời hứa năm xưa khi bỏ mặc Bạc Cơ mà không giúp đỡ cho bà có cơ hội được gặp mặt nhà vua để cùng hưởng vinh hoa phú quý.Vào năm 203 trước Công nguyên, Hán Cao Tổ tới Cao Linh đài. Đi cùng ông có Quản phu nhân và Triệu Tử Nhi. Lưu Bang tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của 2 phi tần này khi họ giễu cợt về lời ước hẹn khi xưa với Bạc Cơ.Sau đó, Lưu Bang cho người tìm hiểu chuyện và quyết định cho gọi Bạc Cơ đến. Ông thương xót cho số phận của mỹ nhân này nên đã có "tình một đêm" với Bạc Cơ. Sau đêm hôm đó, mỹ nhân này có thai và sinh được Lưu Hằng - con trai thứ 4 của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Khi Lưu Hằng 6 tuổi, Lưu Bang phong cho làm Đại vương, đóng đô ở Tấn Dương.Năm 195 trước Công nguyên, Lưu Bang băng hà. Theo đó, Thái tử Doanh - con của Lã hậu, lên ngôi hoàng đế, tức Hán Huệ đế. Triều đình nằm trong tay Lã hậu và người nhà họ Lã. Với quyền lực trong tay, Lã hậu giết chết nhiều phi tần từng được Lưu Bang sủng hạnh, bao gồm Thích phu nhân.Bạc Cơ may mắn thoát chết nhờ chưa từng làm mất lòng Lã hậu, không phải là sủng phi của Lưu Bang và luôn sống "vô hình" trong hậu cung. Theo đó, bà được phép rời cung sống cùng con trai Lưu Hằng. Sau khi Lã Thái hậu qua đời vào năm 180 trước Công nguyên, quần thần lật đổ sự thống trị của nhà họ Lã và quyết định đưa Lưu Hằng, 23 tuổi, lên làm vua.Khi trở thành Hán Văn đế, Bạc Cơ được tôn làm hoàng thái hậu. Theo đó, lời tiên tri khi xưa trở thành ứng nghiệm. Hán Văn đế là vị vua anh minh, có tài trị quốc giúp nhà Hán bước vào thời kỳ thái bình thịnh trị. Con trai của ông là Hán Cảnh Đế Lưu Khải cũng tiếp bước cha. Thời gian trị vì của 2 cha con được sử sách gọi là "Văn Cảnh chi trị".Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Hán Cao Tổ Lưu Bang là người sáng lập nhà Hán và là một trong những vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Giống như nhiều ông hoàng, hậu cung của Lưu Bang có hàng ngàn phi tần, mỹ nữ. Trong đó, nhiều mỹ nhân bị coi như "vô hình" trong hậu cung vì không có cơ hội gặp Lưu Bang. Điều này cũng có nghĩa họ không được nhà vua ân sủng nên không có địa vị trong hậu cung.
Bạc Cơ còn được gọi là Bạc phu nhân là một trong những phi tần trong hậu cung của Lưu Bang. Đặc biệt, bà là mẹ của Hán Văn Đế Lưu Hằng - hoàng đế thứ 5 của nhà Hán. Ít ai biết rằng, trước khi sinh được con trai cho Lưu Bang, Bạc Cơ là một mỹ nhân "mờ nhạt" trong hậu cung, thậm chí không được nhà vua biết đến.
Bởi lẽ, Bạc Cơ vốn là phi tử của Ngụy vương Báo. Sinh thời, mỹ nhân này từng được một thầy bói phán rằng có số mệnh sinh được "thiên tử". Do vậy, bà được Ngụy vương Báo hết mực yêu thương, chiều chuộng. Thế nhưng, về sau, Ngụy vương Báo bị Lưu Bang tiêu diệt. Bạc Cơ được Lưu Bang nạp làm thiếp nhưng không hề ân sủng bà.
Nhập cung cùng thời điểm với Bạc Cơ là Quản phu nhân và Triệu Tử Nhi. Hai phi tần này được Lưu Bang sủng hạnh. Điều đáng nói là trước khi được nhà vua ân sủng, 3 mỹ nhân này hứa hẹn nếu ai được sủng hạnh thì sẽ giúp đỡ những người còn lại.
Tuy nhiên, Quản phu nhân và Triệu Tử Nhi không giữ lời hứa năm xưa khi bỏ mặc Bạc Cơ mà không giúp đỡ cho bà có cơ hội được gặp mặt nhà vua để cùng hưởng vinh hoa phú quý.
Vào năm 203 trước Công nguyên, Hán Cao Tổ tới Cao Linh đài. Đi cùng ông có Quản phu nhân và Triệu Tử Nhi. Lưu Bang tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của 2 phi tần này khi họ giễu cợt về lời ước hẹn khi xưa với Bạc Cơ.
Sau đó, Lưu Bang cho người tìm hiểu chuyện và quyết định cho gọi Bạc Cơ đến. Ông thương xót cho số phận của mỹ nhân này nên đã có "tình một đêm" với Bạc Cơ. Sau đêm hôm đó, mỹ nhân này có thai và sinh được Lưu Hằng - con trai thứ 4 của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Khi Lưu Hằng 6 tuổi, Lưu Bang phong cho làm Đại vương, đóng đô ở Tấn Dương.
Năm 195 trước Công nguyên, Lưu Bang băng hà. Theo đó, Thái tử Doanh - con của Lã hậu, lên ngôi hoàng đế, tức Hán Huệ đế. Triều đình nằm trong tay Lã hậu và người nhà họ Lã. Với quyền lực trong tay, Lã hậu giết chết nhiều phi tần từng được Lưu Bang sủng hạnh, bao gồm Thích phu nhân.
Bạc Cơ may mắn thoát chết nhờ chưa từng làm mất lòng Lã hậu, không phải là sủng phi của Lưu Bang và luôn sống "vô hình" trong hậu cung. Theo đó, bà được phép rời cung sống cùng con trai Lưu Hằng. Sau khi Lã Thái hậu qua đời vào năm 180 trước Công nguyên, quần thần lật đổ sự thống trị của nhà họ Lã và quyết định đưa Lưu Hằng, 23 tuổi, lên làm vua.
Khi trở thành Hán Văn đế, Bạc Cơ được tôn làm hoàng thái hậu. Theo đó, lời tiên tri khi xưa trở thành ứng nghiệm. Hán Văn đế là vị vua anh minh, có tài trị quốc giúp nhà Hán bước vào thời kỳ thái bình thịnh trị. Con trai của ông là Hán Cảnh Đế Lưu Khải cũng tiếp bước cha. Thời gian trị vì của 2 cha con được sử sách gọi là "Văn Cảnh chi trị".
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.