Chảy qua khu vực trung tâm của thành phố Huế, sông Hương cùng với núi Ngự là hai danh thắng mang tính biểu tượng cho Cố đô Huế xưa.Sông dài 33km, bắt đầu từ ngã ba Bằng Lăng chảy về cửa Thuận An. Tại ngã ba Bằng Lăng, sông Hương được hợp thành từ sông Tả Trạch và sông Hữu Trạch, đều bắt nguồn từ những vùng núi cao thuộc dãy Trường Sơn.Theo sử sách, sông Hương từng mang nhiều tên khác nhau như sông Linh, sông cái Kim Trà, sông Hương Trà, sông Lô Dung, sông Dinh, sông Yên Lục... Tên gọi Hương giang chính thức được sử dụng vào thời nhà Nguyễn.Chảy ngang qua Kinh thành Huế, sông Hương có vai trò đặc biệt quan trọng về mặt phòng thủ, giao thông, thương mại và thủy lợi của Cố đô Huế. Đây cũng được coi là một dòng sông thiêng về phong thủy của nhà Nguyễn.Sự hiện diện của sông Hương đem lại cho xứ Huế những cảnh quan phong phú. Từ đầu nguồn, sông uốn lượn qua các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm của hệ thực vật nhiệt đới...Càng gần Kinh thành, địa hình càng bằng phẳng. Tại đây con sông chảy qua các làng mạc trù phú như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh...Cảnh quan hai bên bờ sông đẹp như tranh với các thành quách, thị tứ, vườn tược, chùa chiền, tháp và đền đài... ẩn hiện trên nền của cây cối xanh tươi và những ngọn núi xa mờ.Nhiều công trình lịch sử nổi tiếng của Huế gắn với hính ảnh dòng sông Hương. Có thể kể đến đầu tiền là cầu Trường Tiền nằm ở trung tâm thành phố, do nhà thầu Eiffel của Pháp xây dựng cuối thế kỷ 19.Cách cầu Trường Tiền không xa, đình Thương Bạc được xây năm 1936 làm nơi ghi nhớ Tòa Thương Bạc - địa điểm đã chứng kiến nhiều sự kiện ngoại giao quan trọng trong giai đoạn suy vong của nhà Nguyễn.Tiếp theo là Nghênh Lương Đình hay Nghênh Lương Tạ được xây dựng từ năm 1852 dưới triều vua Tự Đức, là nơi nghỉ chân của các vị vua nhà Nguyễn trước khi đi xuống bến sông Hương để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.Đối diện với Nghênh Lương Đình, nằm bên kia sông Hương, bia Quốc học hay Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong là một công trình độc đáo được xây vào đầu thế kỷ 20 để tưởng niệm những binh sĩ người Pháp và người Việt ở Trung kỳ đã chết trong hàng ngũ của quân Pháp trong Thế chiến I.Ngôi chùa nổi tiếng nhất xứ Huế là chùa Thiên Mụ, nằm trên đồi Hà Khê, phía tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Chùa khởi lập năm 1601, đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.Một địa điểm tâm linh nổi tiếng khác bên sông Hương là điện Hòn Chén nằm trên núi Ngọc Trản, thuộc địa phận thị xã Hương Trà. Đây vốn một là một đền thờ của người Chăm, được người Việt kế thừa làm điện thờ bà Thiên Y A Na (cách người Việt gọi nữ thần Po Nagar của văn hóa Chăm).Đồi Vọng Cảnh là một danh thắng nằm cách trung tâm thành phố Huế 7km. Đây là địa điểm lý tưởng để thưởng lãm vẻ đẹp của sông Hương từ trên cao.Ở đoạn chảy qua Kinh thành Huế, giữa lòng sông Hương có Cồn Dã Viên và Cồn Hến, được ví như "Tả thanh long" và "Hữu bạch hổ", những linh vật trấn giữ Kinh thành theo quan niệm phong thủy của người xưa.Cồn Dã Viên còn gắn với hình ảnh cầu Bạch Hổ, cây cầu đường sắt cổ xưa được xây dựng khi tuyến đường sắt Huế – Quảng Trị hình thành năm 1908.Từ Kinh thành xuôi dòng lên phía Bắc, sông Hương chảy qua các làng xóm, đồng ruộng với khung cảnh yên bình trước khi đổ ra biển qua cửa Thuận An.Khác với nhiều con sông ở miền Trung, sông Hương có nước chảy rất chậm vì mực nước sông không cao hơn nhiều so với mực nước biển. Màu nước luôn xanh trong dưới ánh mặt trời là một nét đặc trưng khác của dòng sông biểu tượng xứ Huế.Sẽ không phải là phi lý khi cho rằng, sông Hương đã góp phần đem lại cho cuộc sống cũng như tính cách người Huế sự dịu dàng, bình thản, giống như dòng chảy êm đềm qua nhiều thế kỷ.Với vẻ đẹp thơ mộng của mình, sông Hương đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật bất hủ qua nhiều thế hệ văn nghệ sĩ của Huế nói riêng và cả nước nói chung.Khi Cố đô Huê trở thành Di sản thế giới, sông Hương cũng trở thành dòng sông di sản. Các tuyến du lịch gắn với sông Hương đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của ngành du lịch xứ Huế.Với du khách phương xa, đi du thuyền dọc theo dòng sông Hương để nhìn ngắm phong cảnh và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống sẽ là trải nghiệm không thể nào quên ở mảnh đất Cố đô.Mời quý độc giả xem clip: Phực dựng Tử Cấm Thành Huế bằng kỹ thuật 3D.
Chảy qua khu vực trung tâm của thành phố Huế, sông Hương cùng với núi Ngự là hai danh thắng mang tính biểu tượng cho Cố đô Huế xưa.
Sông dài 33km, bắt đầu từ ngã ba Bằng Lăng chảy về cửa Thuận An. Tại ngã ba Bằng Lăng, sông Hương được hợp thành từ sông Tả Trạch và sông Hữu Trạch, đều bắt nguồn từ những vùng núi cao thuộc dãy Trường Sơn.
Theo sử sách, sông Hương từng mang nhiều tên khác nhau như sông Linh, sông cái Kim Trà, sông Hương Trà, sông Lô Dung, sông Dinh, sông Yên Lục... Tên gọi Hương giang chính thức được sử dụng vào thời nhà Nguyễn.
Chảy ngang qua Kinh thành Huế, sông Hương có vai trò đặc biệt quan trọng về mặt phòng thủ, giao thông, thương mại và thủy lợi của Cố đô Huế. Đây cũng được coi là một dòng sông thiêng về phong thủy của nhà Nguyễn.
Sự hiện diện của sông Hương đem lại cho xứ Huế những cảnh quan phong phú. Từ đầu nguồn, sông uốn lượn qua các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm của hệ thực vật nhiệt đới...
Càng gần Kinh thành, địa hình càng bằng phẳng. Tại đây con sông chảy qua các làng mạc trù phú như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh...
Cảnh quan hai bên bờ sông đẹp như tranh với các thành quách, thị tứ, vườn tược, chùa chiền, tháp và đền đài... ẩn hiện trên nền của cây cối xanh tươi và những ngọn núi xa mờ.
Nhiều công trình lịch sử nổi tiếng của Huế gắn với hính ảnh dòng sông Hương. Có thể kể đến đầu tiền là cầu Trường Tiền nằm ở trung tâm thành phố, do nhà thầu Eiffel của Pháp xây dựng cuối thế kỷ 19.
Cách cầu Trường Tiền không xa, đình Thương Bạc được xây năm 1936 làm nơi ghi nhớ Tòa Thương Bạc - địa điểm đã chứng kiến nhiều sự kiện ngoại giao quan trọng trong giai đoạn suy vong của nhà Nguyễn.
Tiếp theo là Nghênh Lương Đình hay Nghênh Lương Tạ được xây dựng từ năm 1852 dưới triều vua Tự Đức, là nơi nghỉ chân của các vị vua nhà Nguyễn trước khi đi xuống bến sông Hương để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.
Đối diện với Nghênh Lương Đình, nằm bên kia sông Hương, bia Quốc học hay Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong là một công trình độc đáo được xây vào đầu thế kỷ 20 để tưởng niệm những binh sĩ người Pháp và người Việt ở Trung kỳ đã chết trong hàng ngũ của quân Pháp trong Thế chiến I.
Ngôi chùa nổi tiếng nhất xứ Huế là chùa Thiên Mụ, nằm trên đồi Hà Khê, phía tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Chùa khởi lập năm 1601, đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
Một địa điểm tâm linh nổi tiếng khác bên sông Hương là điện Hòn Chén nằm trên núi Ngọc Trản, thuộc địa phận thị xã Hương Trà. Đây vốn một là một đền thờ của người Chăm, được người Việt kế thừa làm điện thờ bà Thiên Y A Na (cách người Việt gọi nữ thần Po Nagar của văn hóa Chăm).
Đồi Vọng Cảnh là một danh thắng nằm cách trung tâm thành phố Huế 7km. Đây là địa điểm lý tưởng để thưởng lãm vẻ đẹp của sông Hương từ trên cao.
Ở đoạn chảy qua Kinh thành Huế, giữa lòng sông Hương có Cồn Dã Viên và Cồn Hến, được ví như "Tả thanh long" và "Hữu bạch hổ", những linh vật trấn giữ Kinh thành theo quan niệm phong thủy của người xưa.
Cồn Dã Viên còn gắn với hình ảnh cầu Bạch Hổ, cây cầu đường sắt cổ xưa được xây dựng khi tuyến đường sắt Huế – Quảng Trị hình thành năm 1908.
Từ Kinh thành xuôi dòng lên phía Bắc, sông Hương chảy qua các làng xóm, đồng ruộng với khung cảnh yên bình trước khi đổ ra biển qua cửa Thuận An.
Khác với nhiều con sông ở miền Trung, sông Hương có nước chảy rất chậm vì mực nước sông không cao hơn nhiều so với mực nước biển. Màu nước luôn xanh trong dưới ánh mặt trời là một nét đặc trưng khác của dòng sông biểu tượng xứ Huế.
Sẽ không phải là phi lý khi cho rằng, sông Hương đã góp phần đem lại cho cuộc sống cũng như tính cách người Huế sự dịu dàng, bình thản, giống như dòng chảy êm đềm qua nhiều thế kỷ.
Với vẻ đẹp thơ mộng của mình, sông Hương đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật bất hủ qua nhiều thế hệ văn nghệ sĩ của Huế nói riêng và cả nước nói chung.
Khi Cố đô Huê trở thành Di sản thế giới, sông Hương cũng trở thành dòng sông di sản. Các tuyến du lịch gắn với sông Hương đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của ngành du lịch xứ Huế.
Với du khách phương xa, đi du thuyền dọc theo dòng sông Hương để nhìn ngắm phong cảnh và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống sẽ là trải nghiệm không thể nào quên ở mảnh đất Cố đô.
Mời quý độc giả xem clip: Phực dựng Tử Cấm Thành Huế bằng kỹ thuật 3D.