Hoàng đế Khang Hy là một trong những vị vua anh minh, có nhiều công lao nhất lịch sử Trung Quốc nói chung và nhà Thanh nói riêng. Trong 61 năm trị vì, ông đã đưa đất nước của mình phát triển rực rỡ về mọi mặt.Các vị hoàng đế trong lịch sử hầu hết đều xây dựng lăng mộ - nơi yên nghỉ của mình từ sớm và không tiếc công sức đầu tư hoành tráng để thể hiện địa vị bản thân. Khang Hy cũng không phải là ngoại lệ, nhất là khi ông có một thời thịnh trị.Giống như nhiều ông hoàng, lăng mộ của Khang Hy có nhiều đồ tùy táng giá trị và trở thành mục tiêu của nhiều kẻ trộm mộ. Trong đó, vụ trộm tại Thanh Cảnh Lăng - nơi an nghỉ ngàn thu của Khang Hy diễn ra năm 1928 được nhiều người biết đến.Khi ấy, Tôn Điện Anh cùng đồng bọn cướp bóc vô số bảo vật trong lăng mộ của Từ Hy Thái Hậu và hoàng đế Càn Long. Sau đó, nhóm trộm mộ chuyển sang lăng mộ của Khang Hy với hy vọng sẽ cướp đoạt được thêm nhiều báu vật quý giá.Tuy nhiên, nhóm mộ tặc do Tôn Điện Anh cầm đầu không thể đột nhập vào Thanh Cảnh Lăng nên quyết định rút lui trước khi bị phát hiện. Về sau, một nhóm trộm mộ khoảng 30 người thành công trong việc lẻn vào lăng mộ của Khang Hy. Chúng vơ vét được nhiều ngọc ngà châu báu, đồ tùy táng giá trị.Khi mở nắp quan tài, nhóm mộ tặc sợ hãi khi đột ngột thấy lửa bốc cháy dữ dội. Vì vậy, chúng vội vã bỏ chạy cùng với số cổ vật đã lấy được. Vào năm 1952, với mục đích nghiên cứu và cải tạo lại Thanh Cảnh Lăng, các chuyên gia đầu ngành Trung Quốc đã thực hiện cuộc khai quật lăng mộ Khang Hy một lần nữa.Tuy nhiên, cuộc khai quật bên trong Thanh Cảnh Lăng là một trải nghiệm kinh hoàng đối với 3 chuyên gia. Họ đã phải di chuyển bằng dây thừng xuống phía dưới, trên người mặc đồ bảo hộ đầy đủ và thậm chí còn được trang bị súng lục.Sau khi xuống đến lăng mộ, một không khí lạnh lẽo bất thường và tăm tối ập đến. Điều kinh khủng nhất là mùi khó chịu rợn người bốc lên ở khắp nơi. Phía sau hai cánh cổng đá, nước đột ngột dâng lên khắp nơi khiến tất cả chỉ có thể đông cứng lại, càng đi vào thì nước càng sâu.Khi tiến đến gần quan tài, nước đã ngập đến thắt lưng, bốc lên mùi hôi thối không thể chịu nổi. Tình cảnh của hài cốt hoàng đế cùng các vị hoàng hậu bồi táng cùng bị nhận định là vô cùng thảm thương.Những kẻ trộm mộ trước đó đã lục tung bên trong quan tài để bới móc kho báu và tàn nhẫn ném xương cốt người đã khuất ra bên ngoài. Hài cốt vua Khang Hy bị rơi vãi, ngâm trong làn nước lạnh lẽo.Lo sợ sẽ xảy ra điều tồi tệ nên nhóm chuyên gia nhanh chóng rời khỏi lăng mộ. Để bảo đảm an toàn, họ niêm phong lăng mộ cũng như lấp kín toàn bộ những lối vào mà trộm mộ đã đào.Đến nay, Thanh Cảnh Lăng vẫn bị niêm phong. Các chuyên gia đã và đang nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp an toàn nhất để có thể tiến vào lăng mộ, tiếp cận thi hài của vua Khang Hy.Mời các bạn xem video: Phát hiện kho báu tiền vàng cổ ở Miền Trung Israel. Nguồn: THĐT
Hoàng đế Khang Hy là một trong những vị vua anh minh, có nhiều công lao nhất lịch sử Trung Quốc nói chung và nhà Thanh nói riêng. Trong 61 năm trị vì, ông đã đưa đất nước của mình phát triển rực rỡ về mọi mặt.
Các vị hoàng đế trong lịch sử hầu hết đều xây dựng lăng mộ - nơi yên nghỉ của mình từ sớm và không tiếc công sức đầu tư hoành tráng để thể hiện địa vị bản thân. Khang Hy cũng không phải là ngoại lệ, nhất là khi ông có một thời thịnh trị.
Giống như nhiều ông hoàng, lăng mộ của Khang Hy có nhiều đồ tùy táng giá trị và trở thành mục tiêu của nhiều kẻ trộm mộ. Trong đó, vụ trộm tại Thanh Cảnh Lăng - nơi an nghỉ ngàn thu của Khang Hy diễn ra năm 1928 được nhiều người biết đến.
Khi ấy, Tôn Điện Anh cùng đồng bọn cướp bóc vô số bảo vật trong lăng mộ của Từ Hy Thái Hậu và hoàng đế Càn Long. Sau đó, nhóm trộm mộ chuyển sang lăng mộ của Khang Hy với hy vọng sẽ cướp đoạt được thêm nhiều báu vật quý giá.
Tuy nhiên, nhóm mộ tặc do Tôn Điện Anh cầm đầu không thể đột nhập vào Thanh Cảnh Lăng nên quyết định rút lui trước khi bị phát hiện. Về sau, một nhóm trộm mộ khoảng 30 người thành công trong việc lẻn vào lăng mộ của Khang Hy. Chúng vơ vét được nhiều ngọc ngà châu báu, đồ tùy táng giá trị.
Khi mở nắp quan tài, nhóm mộ tặc sợ hãi khi đột ngột thấy lửa bốc cháy dữ dội. Vì vậy, chúng vội vã bỏ chạy cùng với số cổ vật đã lấy được. Vào năm 1952, với mục đích nghiên cứu và cải tạo lại Thanh Cảnh Lăng, các chuyên gia đầu ngành Trung Quốc đã thực hiện cuộc khai quật lăng mộ Khang Hy một lần nữa.
Tuy nhiên, cuộc khai quật bên trong Thanh Cảnh Lăng là một trải nghiệm kinh hoàng đối với 3 chuyên gia. Họ đã phải di chuyển bằng dây thừng xuống phía dưới, trên người mặc đồ bảo hộ đầy đủ và thậm chí còn được trang bị súng lục.
Sau khi xuống đến lăng mộ, một không khí lạnh lẽo bất thường và tăm tối ập đến. Điều kinh khủng nhất là mùi khó chịu rợn người bốc lên ở khắp nơi. Phía sau hai cánh cổng đá, nước đột ngột dâng lên khắp nơi khiến tất cả chỉ có thể đông cứng lại, càng đi vào thì nước càng sâu.
Khi tiến đến gần quan tài, nước đã ngập đến thắt lưng, bốc lên mùi hôi thối không thể chịu nổi. Tình cảnh của hài cốt hoàng đế cùng các vị hoàng hậu bồi táng cùng bị nhận định là vô cùng thảm thương.
Những kẻ trộm mộ trước đó đã lục tung bên trong quan tài để bới móc kho báu và tàn nhẫn ném xương cốt người đã khuất ra bên ngoài. Hài cốt vua Khang Hy bị rơi vãi, ngâm trong làn nước lạnh lẽo.
Lo sợ sẽ xảy ra điều tồi tệ nên nhóm chuyên gia nhanh chóng rời khỏi lăng mộ. Để bảo đảm an toàn, họ niêm phong lăng mộ cũng như lấp kín toàn bộ những lối vào mà trộm mộ đã đào.
Đến nay, Thanh Cảnh Lăng vẫn bị niêm phong. Các chuyên gia đã và đang nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp an toàn nhất để có thể tiến vào lăng mộ, tiếp cận thi hài của vua Khang Hy.