Cleopatra có stylist riêng: Nữ hoàng Ai Cập quyến rũ có riêng cho mình stylist tên là Eiras. Chính bà cũng là người đã sáng tạo nên đường kẻ mắt nổi tiếng của Cleopatra. Cả hai có mối quan hệ bạn bè tâm giao, Eiras là người bên cạnh Cleopatra trong trận đánh Actium và vị nữ hoàng nổi tiếng cũng tự sát trong vòng tay bà.
Cleopatra học âm nhạc từ cha: Cha của Cleopatra, đức vua Ptolemy XII là người say mê âm nhạc nhiều hơn là cai trị đất nước. Ông thường xuyên ca hát, nhảy múa trong các lễ kỷ niệm chiến công, đặc biệt là lễ hội của thần Dionysus. Ptolemy XII cũng là người truyền tình yêu âm nhạc đến cho con gái Cleopatra.
Mẹ của Cleopatra là người Hy Lạp: Có rất ít nguồn tài liệu, khảo cổ về mẹ của nữ hoàng nổi tiếng nhất lịch sử Ai Cập. Từ tên tuổi, quê quán cho đến ngoại hình đều không có bất kỳ ghi chép nào. Nhiều giả thiết cho rằng Cleopatra là kết quả của một cuộc hôn nhân cận huyết. Song, giả thiết khác được nhiều học giả tán đồng rằng mẹ của Cleopatra là người Hy Lạp, và đã sinh ra cô con gái mang hai dòng máu tinh hoa Hy Lạp - Macedonia.
Cleopatra không đứng đầu trong danh sách kế vị: Chị gái Berenice của Cleopatra là người đầu tiên được Ptolemy XII nhắm cho ngôi vị nữ hoàng. Tuy nhiên, Berenice đã chết trước khi kịp lên ngôi, thế nên Cleopatra được chọn làm người kế vị. Cũng bắt đầu từ đó, Cleopatra nhận sự giáo dục nghiêm khắc và thường xuyên đi khắp đất nước để tiếp xúc với dân chúng, chuẩn bị cho sự cai trị sau này.
Cleopatra chinh phục Caesar bằng giọng nói: Nhà nghiên cứu Alberto Angela giải thích rằng Caesar đã phải lòng Cleopatra ngay từ giây phút họ gặp nhau vì ông say mê giọng nói của bà. Theo ghi chép của nhà văn người La Mã Cassius Dio: "Ngay khi Caesar nhìn và nghe thấy bà ấy, ông đã bị mê hoặc ngay lập tức".
Cleopatra và Caesar từng đi hưởng tuần trăng mật cùng nhau: Khi trở thành những nhà cai trị xứ Ai Cập, bộ đôi Cleopatra và Caesar quyết định đi tuần trăng mật để đánh dấu tình yêu. Và chuyến đi đã trở thành sự kiện vô tiền khoáng hậu trong lịch sử, hai chính trị gia cùng nhau có kỳ nghỉ lễ đầy lãng mạn trên du thuyền xuôi theo sông Nile hùng vỹ.
Cleopatra quyến rũ Mark Antony bằng hương thơm: Cleopatra là một bậc thầy trong lĩnh vực điều chế hương liệu. Nếu Caesar mê mẩn Cleopatra vì giọng nói ngọt ngào thì Mark Antony lại bị hớp hồn bởi mùi hương quyến rũ. Theo ghi chép của các sử gia, ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ, Antony đã ngơ ngẩn trước hương thơm bí ẩn và sau khi phát hiện nó đến từ Cleopatra thì đã lập tức phải lòng bà.
Cleopatra là một người yêu thích đọc sách: Tác giả mà nữ hoàng Ai Cập thần tượng là Homer, bà dành nhiều thời gian cho việc đọc lẫn nghiên cứu sách. Vì thường xuyên vùi mình trong thư viện mà Cleopatra cũng học được tiếng Ai Cập - một điều hiếm thấy ở các đời vua Ptolemaic vốn chỉ biết tiếng Hy Lạp.
Cleopatra không chết vì bị rắn độc cắn: Cái chết của nữ hoàng Ai Cập là giai thoại huyền bí mà đến giờ vẫn không có câu trả lời chính xác. Sau khi nghe tin bại trận, bà viết bức thư tuyệt mệnh gửi cho lính canh rồi tự sát bằng cách để rắn độc cắn. Tuy nhiên, các học giả nghiên cứu cho rằng nọc rắn không tác dụng nhanh đến vậy, có thể Cleopatra chết vì uống thuốc độc và tình tiết con rắn được thêm vào cho kịch tính,
Cleopatra có stylist riêng: Nữ hoàng Ai Cập quyến rũ có riêng cho mình stylist tên là Eiras. Chính bà cũng là người đã sáng tạo nên đường kẻ mắt nổi tiếng của Cleopatra. Cả hai có mối quan hệ bạn bè tâm giao, Eiras là người bên cạnh Cleopatra trong trận đánh Actium và vị nữ hoàng nổi tiếng cũng tự sát trong vòng tay bà.
Cleopatra học âm nhạc từ cha: Cha của Cleopatra, đức vua Ptolemy XII là người say mê âm nhạc nhiều hơn là cai trị đất nước. Ông thường xuyên ca hát, nhảy múa trong các lễ kỷ niệm chiến công, đặc biệt là lễ hội của thần Dionysus. Ptolemy XII cũng là người truyền tình yêu âm nhạc đến cho con gái Cleopatra.
Mẹ của Cleopatra là người Hy Lạp: Có rất ít nguồn tài liệu, khảo cổ về mẹ của nữ hoàng nổi tiếng nhất lịch sử Ai Cập. Từ tên tuổi, quê quán cho đến ngoại hình đều không có bất kỳ ghi chép nào. Nhiều giả thiết cho rằng Cleopatra là kết quả của một cuộc hôn nhân cận huyết. Song, giả thiết khác được nhiều học giả tán đồng rằng mẹ của Cleopatra là người Hy Lạp, và đã sinh ra cô con gái mang hai dòng máu tinh hoa Hy Lạp - Macedonia.
Cleopatra không đứng đầu trong danh sách kế vị: Chị gái Berenice của Cleopatra là người đầu tiên được Ptolemy XII nhắm cho ngôi vị nữ hoàng. Tuy nhiên, Berenice đã chết trước khi kịp lên ngôi, thế nên Cleopatra được chọn làm người kế vị. Cũng bắt đầu từ đó, Cleopatra nhận sự giáo dục nghiêm khắc và thường xuyên đi khắp đất nước để tiếp xúc với dân chúng, chuẩn bị cho sự cai trị sau này.
Cleopatra chinh phục Caesar bằng giọng nói: Nhà nghiên cứu Alberto Angela giải thích rằng Caesar đã phải lòng Cleopatra ngay từ giây phút họ gặp nhau vì ông say mê giọng nói của bà. Theo ghi chép của nhà văn người La Mã Cassius Dio: "Ngay khi Caesar nhìn và nghe thấy bà ấy, ông đã bị mê hoặc ngay lập tức".
Cleopatra và Caesar từng đi hưởng tuần trăng mật cùng nhau: Khi trở thành những nhà cai trị xứ Ai Cập, bộ đôi Cleopatra và Caesar quyết định đi tuần trăng mật để đánh dấu tình yêu. Và chuyến đi đã trở thành sự kiện vô tiền khoáng hậu trong lịch sử, hai chính trị gia cùng nhau có kỳ nghỉ lễ đầy lãng mạn trên du thuyền xuôi theo sông Nile hùng vỹ.
Cleopatra quyến rũ Mark Antony bằng hương thơm: Cleopatra là một bậc thầy trong lĩnh vực điều chế hương liệu. Nếu Caesar mê mẩn Cleopatra vì giọng nói ngọt ngào thì Mark Antony lại bị hớp hồn bởi mùi hương quyến rũ. Theo ghi chép của các sử gia, ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ, Antony đã ngơ ngẩn trước hương thơm bí ẩn và sau khi phát hiện nó đến từ Cleopatra thì đã lập tức phải lòng bà.
Cleopatra là một người yêu thích đọc sách: Tác giả mà nữ hoàng Ai Cập thần tượng là Homer, bà dành nhiều thời gian cho việc đọc lẫn nghiên cứu sách. Vì thường xuyên vùi mình trong thư viện mà Cleopatra cũng học được tiếng Ai Cập - một điều hiếm thấy ở các đời vua Ptolemaic vốn chỉ biết tiếng Hy Lạp.
Cleopatra không chết vì bị rắn độc cắn: Cái chết của nữ hoàng Ai Cập là giai thoại huyền bí mà đến giờ vẫn không có câu trả lời chính xác. Sau khi nghe tin bại trận, bà viết bức thư tuyệt mệnh gửi cho lính canh rồi tự sát bằng cách để rắn độc cắn. Tuy nhiên, các học giả nghiên cứu cho rằng nọc rắn không tác dụng nhanh đến vậy, có thể Cleopatra chết vì uống thuốc độc và tình tiết con rắn được thêm vào cho kịch tính,