Huyền thoại trong giới y khoa xưa nay cho rằng, nếu đánh thức một người đang mộng du, chúng ta sẽ làm họ lâm vào tình trạng “sốc”, tệ hơn có thể dẫn đến điên loạn, hoặc “bị khóa mồm” (còn gọi là bị cấm khẩu) hay hồn phách của họ không thể nhập trở lại vào thân thể.Trường Ðại Học Stanford vừa công bố một nghiên cứu mới nhất cho biết, hàng triệu người – khoảng 2,5% dân số thế giới – vẫn thường bật dậy và lang thang không chủ ý thường xuyên. Khoảng 25% những người mộng du có thể làm hại đến chính mình hoặc tấn công người khác do họ có phản xạ thiếu tự nhiên.Riêng tại Mỹ, ước lượng có khoảng 8,5 triệu người Mỹ tuổi trưởng thành (3,6%) bị mộng du trong năm 2011, cao hơn con số các bác sĩ vẫn nghĩ trước đây.Cơ chế khiến cho người ta bước đi trong giấc ngủ vẫn còn là bí ẩn. Nhiều thí nghiệm được thực hiện trên người mộng du đã cho thấy bệnh có thể được xếp vào một dạng rối loạn gene. Không có thuốc hay kỹ thuật y học nào có thể chữa được bệnh mộng du. Các nhà khoa học tin rằng căng thẳng (stress) là tác nhân chính khiến cho bệnh xuất hiện. Người ta có thể trở thành người mộng du nếu giấc ngủ của họ thường xuyên bị ngắt quãng 3-4 lần mỗi đêm, hoặc nếu họ nói trong khi ngủ.Trong một công trình nghiên cứu mới đây, bác sĩ tâm lý Mark R Pressman, chuyên gia về giấc ngủ tại Bệnh viện Lankenau ở Wynnewood, Pennsylvania, cho biết: “Ðánh thức người mộng du không gây nguy hiểm cho họ”. Tuy nhiên, ông cho rằng việc này có khả năng gây nguy hiểm mà chúng ta không thể ngờ được.Ðó là khi người mộng du di chuyển, tuy đôi mắt họ mở, nhưng thùy trán, là bộ phận kiểm soát sự giao tiếp với thế giới bên ngoài, lại không hoạt động, khiến họ khó trở lại với thực tại. Hầu hết người mộng du chỉ ở trong trạng thái này khoảng vài giây hoặc vài phút, sau đó thì ngồi hoặc nằm dài xuống sàn và trở lại với giấc ngủ.Chúng ta có thể nói chuyện gián tiếp với một người mộng du, đặc biệt đó là một đứa trẻ, bằng cách giữ một khoảng cách vừa phải và ra lệnh bằng một câu ngắn gọn như: “Ðứng yên, quay lại giường ngủ ngay”. Tuy nhiên, chớ trông mong họ trả lời hoặc nhận thức về sự hiện diện của bạn.Ông Pressman cho biết thêm: “Tốt hơn là đừng xen vào, trừ khi họ định leo ra cửa sổ hoặc sắp té xuống cầu thang. Trong trường hợp đó người nhà chẳng có chọn lựa nào khác”.Nếu chúng ta tiến đến gần người mộng du, chặn đường họ lại, họ có thể tự vệ “một cách gây hấn” và trở nên rất hung hăng. Ông Pressman nói: “Dĩ nhiên, điều đầu tiên là bạn phải tìm cách che chở cho họ một cách an toàn, và chuẩn bị chịu đấm hoặc đá” và đừng mong được họ xin lỗi.Riêng đối với trẻ em, khi bị mộng du cần dịu dàng đưa trẻ trở lại phòng ngủ. Trước hết đưa trẻ vào nhà vệ sinh vì có thể trẻ đi tìm chỗ vệ sinh, sau đó đưa trẻ về giường. Mộng du có thể kết thúc ngay khi trẻ nằm lên giường. Đừng trông đợi trẻ thức tỉnh khi trở lại giấc ngủ bình thường.Để bảo vệ trẻ khỏi các tai nạn, mặc dù hiếm nhưng trẻ có thể bị tai nạn, nhất là lúc trẻ đi ra ngoài, có thể bị tai nạn giao thông, bị chó cắn, lạc đường, cần khóa cửa, không để trẻ ngủ ở giường hẹp.Giúp trẻ tránh mệt mỏi, kiệt sức vì mệt mỏi, thiếu ngủ có thể làm tăng mộng du. Nếu trẻ cần được đánh thức sớm vào buổi sáng thì phải đi ngủ sớm hơn vào tối hôm trước. Cố gắng đánh thức đúng giờ đề phòng mộng du: nếu con bạn thường bị mộng du, ghi chép thời gian từ lúc trẻ ngủ đến lúc bắt đầu mộng du. Sau đó đánh thức trẻ 15 phút trước khi trẻ bắt đầu mộng du, giữ cho trẻ thức 5 phút. Làm như vậy 7 đêm liền. Nếu trẻ bị mộng du lại thì luyện tập tiếp 7 đêm nữa.
Huyền thoại trong giới y khoa xưa nay cho rằng, nếu đánh thức một người đang mộng du, chúng ta sẽ làm họ lâm vào tình trạng “sốc”, tệ hơn có thể dẫn đến điên loạn, hoặc “bị khóa mồm” (còn gọi là bị cấm khẩu) hay hồn phách của họ không thể nhập trở lại vào thân thể.
Trường Ðại Học Stanford vừa công bố một nghiên cứu mới nhất cho biết, hàng triệu người – khoảng 2,5% dân số thế giới – vẫn thường bật dậy và lang thang không chủ ý thường xuyên. Khoảng 25% những người mộng du có thể làm hại đến chính mình hoặc tấn công người khác do họ có phản xạ thiếu tự nhiên.
Riêng tại Mỹ, ước lượng có khoảng 8,5 triệu người Mỹ tuổi trưởng thành (3,6%) bị mộng du trong năm 2011, cao hơn con số các bác sĩ vẫn nghĩ trước đây.
Cơ chế khiến cho người ta bước đi trong giấc ngủ vẫn còn là bí ẩn. Nhiều thí nghiệm được thực hiện trên người mộng du đã cho thấy bệnh có thể được xếp vào một dạng rối loạn gene. Không có thuốc hay kỹ thuật y học nào có thể chữa được bệnh mộng du. Các nhà khoa học tin rằng căng thẳng (stress) là tác nhân chính khiến cho bệnh xuất hiện. Người ta có thể trở thành người mộng du nếu giấc ngủ của họ thường xuyên bị ngắt quãng 3-4 lần mỗi đêm, hoặc nếu họ nói trong khi ngủ.
Trong một công trình nghiên cứu mới đây, bác sĩ tâm lý Mark R Pressman, chuyên gia về giấc ngủ tại Bệnh viện Lankenau ở Wynnewood, Pennsylvania, cho biết: “Ðánh thức người mộng du không gây nguy hiểm cho họ”. Tuy nhiên, ông cho rằng việc này có khả năng gây nguy hiểm mà chúng ta không thể ngờ được.
Ðó là khi người mộng du di chuyển, tuy đôi mắt họ mở, nhưng thùy trán, là bộ phận kiểm soát sự giao tiếp với thế giới bên ngoài, lại không hoạt động, khiến họ khó trở lại với thực tại. Hầu hết người mộng du chỉ ở trong trạng thái này khoảng vài giây hoặc vài phút, sau đó thì ngồi hoặc nằm dài xuống sàn và trở lại với giấc ngủ.
Chúng ta có thể nói chuyện gián tiếp với một người mộng du, đặc biệt đó là một đứa trẻ, bằng cách giữ một khoảng cách vừa phải và ra lệnh bằng một câu ngắn gọn như: “Ðứng yên, quay lại giường ngủ ngay”. Tuy nhiên, chớ trông mong họ trả lời hoặc nhận thức về sự hiện diện của bạn.
Ông Pressman cho biết thêm: “Tốt hơn là đừng xen vào, trừ khi họ định leo ra cửa sổ hoặc sắp té xuống cầu thang. Trong trường hợp đó người nhà chẳng có chọn lựa nào khác”.
Nếu chúng ta tiến đến gần người mộng du, chặn đường họ lại, họ có thể tự vệ “một cách gây hấn” và trở nên rất hung hăng. Ông Pressman nói: “Dĩ nhiên, điều đầu tiên là bạn phải tìm cách che chở cho họ một cách an toàn, và chuẩn bị chịu đấm hoặc đá” và đừng mong được họ xin lỗi.
Riêng đối với trẻ em, khi bị mộng du cần dịu dàng đưa trẻ trở lại phòng ngủ. Trước hết đưa trẻ vào nhà vệ sinh vì có thể trẻ đi tìm chỗ vệ sinh, sau đó đưa trẻ về giường. Mộng du có thể kết thúc ngay khi trẻ nằm lên giường. Đừng trông đợi trẻ thức tỉnh khi trở lại giấc ngủ bình thường.
Để bảo vệ trẻ khỏi các tai nạn, mặc dù hiếm nhưng trẻ có thể bị tai nạn, nhất là lúc trẻ đi ra ngoài, có thể bị tai nạn giao thông, bị chó cắn, lạc đường, cần khóa cửa, không để trẻ ngủ ở giường hẹp.
Giúp trẻ tránh mệt mỏi, kiệt sức vì mệt mỏi, thiếu ngủ có thể làm tăng mộng du. Nếu trẻ cần được đánh thức sớm vào buổi sáng thì phải đi ngủ sớm hơn vào tối hôm trước. Cố gắng đánh thức đúng giờ đề phòng mộng du: nếu con bạn thường bị mộng du, ghi chép thời gian từ lúc trẻ ngủ đến lúc bắt đầu mộng du. Sau đó đánh thức trẻ 15 phút trước khi trẻ bắt đầu mộng du, giữ cho trẻ thức 5 phút. Làm như vậy 7 đêm liền. Nếu trẻ bị mộng du lại thì luyện tập tiếp 7 đêm nữa.