Phố Hàng Bè là con phố dài khoảng 170 mét, kéo dài từ phố Hàng Mắm đến ngã tư phố Hàng Dầu - Cầu Gỗ, phía Đông Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Nam Hoa, tổng Hữu Túc, đến giữa thế kỷ 19 đổi tên là thôn Nam Phố và tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương cũ.Tên gọi phố Hàng Bè có một lịch sử khá phức tạp. Theo đó, trước kia đầu phố ở gần cửa ô Mỹ Lộc, giáp bờ sông Hồng và đất Hàng Bè vốn là một khúc của con đê cũ.Khi dòng chảy còn ở sát chân đê thì các bè gỗ, nứa, tre, song, mây, lá gồi từ miền ngược xuôi về thường áp vào đây để đem lên chợ tiêu thụ, thành ra khúc đê này có tên Hàng Bè, chợ trên đê là chợ Hàng Bè.Khi cát bồi đưa lòng sông ra xa, bè mảng không áp sát vào chân đê được nữa thì phố này trở thành nơi buôn bán cau, nên phố Hàng Bè thời đó còn có tên là phố Hàng Cau.Sau đó người dân đã đắp một con đê mới cách xa đê cũ và gọi là Bè Thượng. Sau khi người Pháp chiếm Hà Nội họ gọi đoạn đê mới là rue de Digue” (phố trên đê), tức đường Nguyễn Hữu Huân ngày nay, còn phố Hàng Bè/ Hàng Cau là due des Radeaux, nghĩa là phố của những cái bè.Như vậy tên gọi Hàng Bè không phản ánh loại hàng hóa đặc trưng trên phố như cách đặt tên của các phố “Hàng” khác ở phố cổ mà dựa trên loại phương tiện di chuyển gắn với cư dân ở địa phương. Còn mặt hàng phổ biến trên phố thời đó là cau.Năm 1920 phố Hàng Bè đổi tên thành phố Hu-lê (rue Hulet), năm 1945 lấy lại tên cũ là phố Hàng Bè cho đến nay.Vào những năm 1920 – 1930, đa số nhà dân ở Hàng Bè đều là cửa hàng bán cau tươi, cau khô. Ngoài ra, đoạn gần ngã tư Cầu Gỗ có một dãy nhà chuyên bán sơn và một vài nhà chuyên bán đồ khô.Chợ Hàng Bè ban đầu nằm gần bến sông. Khi con đê mới được xây thì bến sông dời ra xa, chợ nằm giữa phố Hàng Bè và không còn bóng dáng của những con bè nữa. Theo thời gian diện tích chợ đã mở rộng dần tới phố Gia Ngư, ngõ Cầu Gỗ trước khi bị giải tòa cách đây ít năm.Ngày nay, phố Hàng Bè chỉ còn lưu giữ được chút ít dáng dấp xưa, thể hiện qua một số ngôi nhà mang nét kiến trúc của đầu thế kỷ 20.Các cửa hàng cau tươi, cau khô nức tiếng một thời đã chuyển thành những cửa hàng bán quần áo, giày dép, thực phẩm…Do nằm gần hồ Gươm, các ngành kinh doanh phục vụ du lịch đã bùng nổ mạnh mẽ trên phố Hàng Bè từ thập niên 1990. Trên phố giờ đây có rất nhiều văn phòng công ty du lịch, khách sạn, phòng tranh, cửa hàng lưu niệm... phục vụ du khách quốc tế.Một số hình ảnh khác về phố Hàng Bè.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Phố Hàng Bè là con phố dài khoảng 170 mét, kéo dài từ phố Hàng Mắm đến ngã tư phố Hàng Dầu - Cầu Gỗ, phía Đông Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Nam Hoa, tổng Hữu Túc, đến giữa thế kỷ 19 đổi tên là thôn Nam Phố và tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương cũ.
Tên gọi phố Hàng Bè có một lịch sử khá phức tạp. Theo đó, trước kia đầu phố ở gần cửa ô Mỹ Lộc, giáp bờ sông Hồng và đất Hàng Bè vốn là một khúc của con đê cũ.
Khi dòng chảy còn ở sát chân đê thì các bè gỗ, nứa, tre, song, mây, lá gồi từ miền ngược xuôi về thường áp vào đây để đem lên chợ tiêu thụ, thành ra khúc đê này có tên Hàng Bè, chợ trên đê là chợ Hàng Bè.
Khi cát bồi đưa lòng sông ra xa, bè mảng không áp sát vào chân đê được nữa thì phố này trở thành nơi buôn bán cau, nên phố Hàng Bè thời đó còn có tên là phố Hàng Cau.
Sau đó người dân đã đắp một con đê mới cách xa đê cũ và gọi là Bè Thượng. Sau khi người Pháp chiếm Hà Nội họ gọi đoạn đê mới là rue de Digue” (phố trên đê), tức đường Nguyễn Hữu Huân ngày nay, còn phố Hàng Bè/ Hàng Cau là due des Radeaux, nghĩa là phố của những cái bè.
Như vậy tên gọi Hàng Bè không phản ánh loại hàng hóa đặc trưng trên phố như cách đặt tên của các phố “Hàng” khác ở phố cổ mà dựa trên loại phương tiện di chuyển gắn với cư dân ở địa phương. Còn mặt hàng phổ biến trên phố thời đó là cau.
Năm 1920 phố Hàng Bè đổi tên thành phố Hu-lê (rue Hulet), năm 1945 lấy lại tên cũ là phố Hàng Bè cho đến nay.
Vào những năm 1920 – 1930, đa số nhà dân ở Hàng Bè đều là cửa hàng bán cau tươi, cau khô. Ngoài ra, đoạn gần ngã tư Cầu Gỗ có một dãy nhà chuyên bán sơn và một vài nhà chuyên bán đồ khô.
Chợ Hàng Bè ban đầu nằm gần bến sông. Khi con đê mới được xây thì bến sông dời ra xa, chợ nằm giữa phố Hàng Bè và không còn bóng dáng của những con bè nữa. Theo thời gian diện tích chợ đã mở rộng dần tới phố Gia Ngư, ngõ Cầu Gỗ trước khi bị giải tòa cách đây ít năm.
Ngày nay, phố Hàng Bè chỉ còn lưu giữ được chút ít dáng dấp xưa, thể hiện qua một số ngôi nhà mang nét kiến trúc của đầu thế kỷ 20.
Các cửa hàng cau tươi, cau khô nức tiếng một thời đã chuyển thành những cửa hàng bán quần áo, giày dép, thực phẩm…
Do nằm gần hồ Gươm, các ngành kinh doanh phục vụ du lịch đã bùng nổ mạnh mẽ trên phố Hàng Bè từ thập niên 1990. Trên phố giờ đây có rất nhiều văn phòng công ty du lịch, khách sạn, phòng tranh, cửa hàng lưu niệm... phục vụ du khách quốc tế.
Một số hình ảnh khác về phố Hàng Bè.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.