Vào khoảng 500 năm trước, người Inca mở rộng lãnh thổ tại các dãy núi Andes. Do vậy, họ đã xây dựng khoảng 200 cây cầu treo để phục vụ nhu cầu đi lại giữa các dòng sông.Keshwa Chaca là cây cầu treo cuối cùng còn sót lại của người Inca. Cây cầu này bắc qua sông Apurimac thuộc tỉnh Canas, Peru.Cây cầu treo Keshwa Chaca được người Inca bện từ loài cỏ có tên Qoya.Cầu treo Keshwa Chaca dài 36m, bắc ngang qua lòng sông ở độ cao 67m.Nhiều người không khỏi bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy cây cầu treo Keshwa Chaca được tạo thành từ 5 chiếc dây thừng lớn bện từ cỏ Qoya.Mặc dù bện từ cỏ nhưng cây cầu này khá chắc chắn và an toàn nên vẫn được sử dụng đến ngày nay.Trước đây, những người dân Ấn Độ đến từ Andahuaylas muốn đi qua cầu cỏ Keshwa Chaca của cư dân Inca thì sẽ phải trả phí.Thay vì trả bằng tiền mặt, người ta thường mang cỏ Qoya đến để trả cho con cháu người Inca.Nguyên do là vì hàng năm, người Inca tiếp tục bện mới cây cầu treo hàng trăm năm tuổi theo cách tổ tiên đã làm bằng loại cỏ trên.Chính vì vậy, cầu cỏ Keshwa Chaca của người Inca được thế hệ con cháu bảo tồn nên tồn tại đến ngày nay.Mời độc giả xem video: “Lạnh gáy” với những cây cầu treo (nguồn: VTC1)
Vào khoảng 500 năm trước, người Inca mở rộng lãnh thổ tại các dãy núi Andes. Do vậy, họ đã xây dựng khoảng 200 cây cầu treo để phục vụ nhu cầu đi lại giữa các dòng sông.
Keshwa Chaca là cây cầu treo cuối cùng còn sót lại của người Inca. Cây cầu này bắc qua sông Apurimac thuộc tỉnh Canas, Peru.
Cây cầu treo Keshwa Chaca được người Inca bện từ loài cỏ có tên Qoya.
Cầu treo Keshwa Chaca dài 36m, bắc ngang qua lòng sông ở độ cao 67m.
Nhiều người không khỏi bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy cây cầu treo Keshwa Chaca được tạo thành từ 5 chiếc dây thừng lớn bện từ cỏ Qoya.
Mặc dù bện từ cỏ nhưng cây cầu này khá chắc chắn và an toàn nên vẫn được sử dụng đến ngày nay.
Trước đây, những người dân Ấn Độ đến từ Andahuaylas muốn đi qua cầu cỏ Keshwa Chaca của cư dân Inca thì sẽ phải trả phí.
Thay vì trả bằng tiền mặt, người ta thường mang cỏ Qoya đến để trả cho con cháu người Inca.
Nguyên do là vì hàng năm, người Inca tiếp tục bện mới cây cầu treo hàng trăm năm tuổi theo cách tổ tiên đã làm bằng loại cỏ trên.
Chính vì vậy, cầu cỏ Keshwa Chaca của người Inca được thế hệ con cháu bảo tồn nên tồn tại đến ngày nay.
Mời độc giả xem video: “Lạnh gáy” với những cây cầu treo (nguồn: VTC1)