Ngôi mộ cổ bí ẩn này nằm ngay mặt đường Nguyễn Thái Bình, thuộc địa phận phường 12, quận Tân Bình, TP HCM.Mộ được xây bằng hợp chất khá chắc chắn, có chiều dài khoảng 10 m, rộng chừng 7 m, xung quanh có tường thành bao quanh.Mặt tiền của nấm mộ được xây dạng một cái am nhỏ có mái giả bằng xi măng.4 góc mộ có 4 trụ cột hình búp sen.Mặt sau của mộ giáp với đường Trương Hoàng Thanh.Mặt trước mộ chia làm 3 ô, trước mỗi ô đều đặt bát nhang. Ở ô chính giữa có ghi hàng chữ bằng quốc ngữ dựa trên một bia chữ Hán cũ: “Đại Nam quốc. Phần mộ Võ Tánh. Mất ngày 27/7/1801 năm Tân Dậu”. Theo đó, người nằm dưới mộ là danh tướng Võ Tánh của nhà Nguyễn.Chính những dòng chữ trên bia mộ khiến cho giới nghiên cứu lịch sử bối rối, vì ngôi mộ chính thức của tướng Võ Tánh nằm trong thành Hoàng Đế ở Bình Định. Ngoài ra, triều đình còn xây cho ông một ngôi mộ gió ở Gia Định, nay thuộc quận Phú Nhuận của TP HCM. Không có sử liệu nào nhắc đến "ngôi mộ thứ ba" của ông.Theo sử nhà Nguyễn, năm 1801, đại quân chúa Nguyễn rút về Gia Định, thành Bình Định giao Võ Tánh và Lễ bộ tham tri Ngô Tùng Châu trấn giữ. Ngay sau đó, thành bị quân Tây Sơn, dưới quyền chỉ huy của Thái phó Trần Quang Diệu và tướng Võ Văn Dũng bao vây. Trần Quang Diệu thúc quân ngày đêm đánh thành.Cạn kiệt lương thực, có người khuyên vượt vòng vây trốn, Võ Tánh cương quyết ở lại. Sau đó, ông cho người trao Trần Quang Diệu một bức thư, xin tha chết quân sĩ trong thành. Rồi ông sai thuộc hạ chất củi rơm dưới lầu Bát Giác, đổ thuốc súng vào, châm ngòi tự vẫn...Mặc dù không rõ người ta dựng bia ngụy tạo ngôi mộ Võ Tánh ở quận Tân Bình như vậy vì lý do gì, nhưng các nhà sử học và khảo cổ đều khẳng định đây là một khu mộ cổ đặc biệt của Sài Gòn.Với qui mô lớn như, đây chắc chắn là mộ của một vị đại quan hoặc người có thế lực, giàu có nào đó.Từ nhiều năm về trước, khu mộ này đã gắn liền với nhiều đồn đại của người dân.Theo các lời đồn, từ trước giải phóng khu mộ cổ đã từng là mục tiêu của bọn đào mồ trộm, săn tìm cổ vật. Bọn chúng ít nhất đã ba lần mang cuốc, đục tới nhưng rồi đều phải van vái rồi bỏ về “vì cứ chạm cuốc vào là gãy ngay”.Ngày nay, ngoại trừ phần mặt tiền đã được người dân tu bổ và sơn mới, phần còn lại của mộ ngôi mộ toát lên vẻ đổ nát và hoang phế.Nằm giữa một ngã ba đông đúc, ngôi mộ đã biến thành nơi đổ rác và phóng uế của nhiều người trong khu vực.Một số hình ảnh khác về khu mộ cổ bí ẩn ở đường Nguyễn Thái Mình.
Ngôi mộ cổ bí ẩn này nằm ngay mặt đường Nguyễn Thái Bình, thuộc địa phận phường 12, quận Tân Bình, TP HCM.
Mộ được xây bằng hợp chất khá chắc chắn, có chiều dài khoảng 10 m, rộng chừng 7 m, xung quanh có tường thành bao quanh.
Mặt tiền của nấm mộ được xây dạng một cái am nhỏ có mái giả bằng xi măng.
4 góc mộ có 4 trụ cột hình búp sen.
Mặt sau của mộ giáp với đường Trương Hoàng Thanh.
Mặt trước mộ chia làm 3 ô, trước mỗi ô đều đặt bát nhang. Ở ô chính giữa có ghi hàng chữ bằng quốc ngữ dựa trên một bia chữ Hán cũ: “Đại Nam quốc. Phần mộ Võ Tánh. Mất ngày 27/7/1801 năm Tân Dậu”. Theo đó, người nằm dưới mộ là danh tướng Võ Tánh của nhà Nguyễn.
Chính những dòng chữ trên bia mộ khiến cho giới nghiên cứu lịch sử bối rối, vì ngôi mộ chính thức của tướng Võ Tánh nằm trong thành Hoàng Đế ở Bình Định. Ngoài ra, triều đình còn xây cho ông một ngôi mộ gió ở Gia Định, nay thuộc quận Phú Nhuận của TP HCM. Không có sử liệu nào nhắc đến "ngôi mộ thứ ba" của ông.
Theo sử nhà Nguyễn, năm 1801, đại quân chúa Nguyễn rút về Gia Định, thành Bình Định giao Võ Tánh và Lễ bộ tham tri Ngô Tùng Châu trấn giữ. Ngay sau đó, thành bị quân Tây Sơn, dưới quyền chỉ huy của Thái phó Trần Quang Diệu và tướng Võ Văn Dũng bao vây. Trần Quang Diệu thúc quân ngày đêm đánh thành.
Cạn kiệt lương thực, có người khuyên vượt vòng vây trốn, Võ Tánh cương quyết ở lại. Sau đó, ông cho người trao Trần Quang Diệu một bức thư, xin tha chết quân sĩ trong thành. Rồi ông sai thuộc hạ chất củi rơm dưới lầu Bát Giác, đổ thuốc súng vào, châm ngòi tự vẫn...
Mặc dù không rõ người ta dựng bia ngụy tạo ngôi mộ Võ Tánh ở quận Tân Bình như vậy vì lý do gì, nhưng các nhà sử học và khảo cổ đều khẳng định đây là một khu mộ cổ đặc biệt của Sài Gòn.
Với qui mô lớn như, đây chắc chắn là mộ của một vị đại quan hoặc người có thế lực, giàu có nào đó.
Từ nhiều năm về trước, khu mộ này đã gắn liền với nhiều đồn đại của người dân.
Theo các lời đồn, từ trước giải phóng khu mộ cổ đã từng là mục tiêu của bọn đào mồ trộm, săn tìm cổ vật. Bọn chúng ít nhất đã ba lần mang cuốc, đục tới nhưng rồi đều phải van vái rồi bỏ về “vì cứ chạm cuốc vào là gãy ngay”.
Ngày nay, ngoại trừ phần mặt tiền đã được người dân tu bổ và sơn mới, phần còn lại của mộ ngôi mộ toát lên vẻ đổ nát và hoang phế.
Nằm giữa một ngã ba đông đúc, ngôi mộ đã biến thành nơi đổ rác và phóng uế của nhiều người trong khu vực.
Một số hình ảnh khác về khu mộ cổ bí ẩn ở đường Nguyễn Thái Mình.