Gia Cát Lượng là nhân vật nổi tiếng sử sách Trung Quốc và được nhiều người yêu thích. Khi nghiên cứu về Gia Cát Lượng, nhiều người phát hiện bậc thầy quân sự này có một "điểm yếu" khi 5 lần đánh nước Ngụy đều có kết cục lui binh về nước.Mỗi lần Gia Cát Lượng cho rút quân đều có những lý do riêng. Trong số này, nguyên nhân chủ yếu là thiếu lương thảo.Dù là bậc thầy quân sự có tài năng xuất chúng nhưng Gia Cát Lượng không thể giải quyết "điểm yếu" này.Nhiều người tò mò vì sao nước Thục lại lâm vào hoàn cảnh thiếu hụt lương thảo cho các cuộc đánh Ngụy.Liên quan đến vấn đề này, các chuyên gia tiến hành nghiên cứu và tìm ra lời giải thích.Cụ thể, 5 lần Gia Cát Lượng đem quân đánh Ngụy đều không giành thắng lợi là do chế độ quân dịch của nước Thục khiến ông không có đủ lương thảo cho quân sĩ dùng trong cuộc chiến kéo dài.Theo sử sách, khác với nhiều nước chư hầu, nước Thục có chế độ quân dịch khác biệt. Thay vì đa số nam giới gia nhập quân đội khi có chiến sự và trở về quê nhà làm đồng ruộng trong thời bình, quân đội nước Thục tổ chức chuyên nghiệp hơn.Mỗi nam giới nước Thục khi đã vào quân đội thì sẽ phục vụ chính thức và lâu dài, không được trả về quên làm nông nghiệp trong thời bình như nhiều nước khác.Do vậy, vào thời bình, quân đội nước Thục vẫn sử dụng lượng lớn lương thảo để nuôi quân.Trong khi ấy, lực lượng sản xuất lương thực không dồi dào như trước nên không thể sản xuất được nhiều lương thảo tích trữ cần dùng trong các cuộc chinh phạt. Vì vậy, những cuộc chiến kéo dài khiến quân Thục phải lui binh về nước vì thiếu hụt lương thảo.Mời quý độc giả xem video: Tìm ký ức người xưa trong sách cũ (nguồn: VTC14).
Gia Cát Lượng là nhân vật nổi tiếng sử sách Trung Quốc và được nhiều người yêu thích. Khi nghiên cứu về Gia Cát Lượng, nhiều người phát hiện bậc thầy quân sự này có một "điểm yếu" khi 5 lần đánh nước Ngụy đều có kết cục lui binh về nước.
Mỗi lần Gia Cát Lượng cho rút quân đều có những lý do riêng. Trong số này, nguyên nhân chủ yếu là thiếu lương thảo.
Dù là bậc thầy quân sự có tài năng xuất chúng nhưng Gia Cát Lượng không thể giải quyết "điểm yếu" này.
Nhiều người tò mò vì sao nước Thục lại lâm vào hoàn cảnh thiếu hụt lương thảo cho các cuộc đánh Ngụy.
Liên quan đến vấn đề này, các chuyên gia tiến hành nghiên cứu và tìm ra lời giải thích.
Cụ thể, 5 lần Gia Cát Lượng đem quân đánh Ngụy đều không giành thắng lợi là do chế độ quân dịch của nước Thục khiến ông không có đủ lương thảo cho quân sĩ dùng trong cuộc chiến kéo dài.
Theo sử sách, khác với nhiều nước chư hầu, nước Thục có chế độ quân dịch khác biệt. Thay vì đa số nam giới gia nhập quân đội khi có chiến sự và trở về quê nhà làm đồng ruộng trong thời bình, quân đội nước Thục tổ chức chuyên nghiệp hơn.
Mỗi nam giới nước Thục khi đã vào quân đội thì sẽ phục vụ chính thức và lâu dài, không được trả về quên làm nông nghiệp trong thời bình như nhiều nước khác.
Do vậy, vào thời bình, quân đội nước Thục vẫn sử dụng lượng lớn lương thảo để nuôi quân.
Trong khi ấy, lực lượng sản xuất lương thực không dồi dào như trước nên không thể sản xuất được nhiều lương thảo tích trữ cần dùng trong các cuộc chinh phạt. Vì vậy, những cuộc chiến kéo dài khiến quân Thục phải lui binh về nước vì thiếu hụt lương thảo.
Mời quý độc giả xem video: Tìm ký ức người xưa trong sách cũ (nguồn: VTC14).