Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Bảo vật quốc gia - thống gốm hoa nâu thời Trần là một hiện vật lịch sử đặc biệt minh chứng cho thời kỳ vàng son của nền mỹ thuật Việt thời Lý - Trần.Chiếc thống này có niên đại từ thế kỷ 13, 14, được phát hiện khi đào giếng tại khu đền Trần, thôn Tức Mạc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định vào năm 1972.Thống có đường kính miệng 35 cm, đường kính đáy 34 cm, cao 57 cm, dáng tròn mập, hình khối chắc khỏe mang đặc trưng thời Trần.Bề mặt chiếc thống được tráng men hoa nâu, loại men chủ đạo của dòng gốm bản địa Việt trong hai triều đại Lý - Trần.Miệng thống rộng, vai ngang chạm nổi băng cánh sen hai lớp cánh.Thân thống thuôn dần xuống đáy, chia thành 8 múi nổi.Trong mỗi múi khắc, tô nâu hình bình hoa sen trên nền men trắng ngà.Hoa sen được mô tả cách điệu theo chiều cắt dọc, các cặp cánh đối xứng theo nhịp bố cục thưa thoáng.Lá sen nhìn nghiêng theo lối tả thực.Thống được làm từ gốm chất lượng cao, có kích thước lớn, cốt gốm khá dày, men phủ đều, không hề bị nứt, sụp khi nung.Điều này là bằng chứng về kinh nghiệm, kỹ thuật chế tác đỉnh cao và khả năng làm chủ nguyên liệu và nhiệt độ của nghệ nhân gốm đương thời.Các nhà nghiên cứu đánh giá, thống gốm hoa nâu là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, hoàn hảo nhất trong những đồ gốm hoa nâu thời Trần đã được phát hiện.Hơn nữa, với việc được phát hiện tại hành cung Thiên Trường - vùng đất phát tích và kinh đô thứ hai của nhà Trần - có thể khẳng định chiếc thống này là vật dụng của hoàng tộc nhà Trần.Từ năm 2016, thống gốm hoa nâu thời Trần đã được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Bảo vật quốc gia - thống gốm hoa nâu thời Trần là một hiện vật lịch sử đặc biệt minh chứng cho thời kỳ vàng son của nền mỹ thuật Việt thời Lý - Trần.
Chiếc thống này có niên đại từ thế kỷ 13, 14, được phát hiện khi đào giếng tại khu đền Trần, thôn Tức Mạc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định vào năm 1972.
Thống có đường kính miệng 35 cm, đường kính đáy 34 cm, cao 57 cm, dáng tròn mập, hình khối chắc khỏe mang đặc trưng thời Trần.
Bề mặt chiếc thống được tráng men hoa nâu, loại men chủ đạo của dòng gốm bản địa Việt trong hai triều đại Lý - Trần.
Miệng thống rộng, vai ngang chạm nổi băng cánh sen hai lớp cánh.
Thân thống thuôn dần xuống đáy, chia thành 8 múi nổi.
Trong mỗi múi khắc, tô nâu hình bình hoa sen trên nền men trắng ngà.
Hoa sen được mô tả cách điệu theo chiều cắt dọc, các cặp cánh đối xứng theo nhịp bố cục thưa thoáng.
Lá sen nhìn nghiêng theo lối tả thực.
Thống được làm từ gốm chất lượng cao, có kích thước lớn, cốt gốm khá dày, men phủ đều, không hề bị nứt, sụp khi nung.
Điều này là bằng chứng về kinh nghiệm, kỹ thuật chế tác đỉnh cao và khả năng làm chủ nguyên liệu và nhiệt độ của nghệ nhân gốm đương thời.
Các nhà nghiên cứu đánh giá, thống gốm hoa nâu là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, hoàn hảo nhất trong những đồ gốm hoa nâu thời Trần đã được phát hiện.
Hơn nữa, với việc được phát hiện tại hành cung Thiên Trường - vùng đất phát tích và kinh đô thứ hai của nhà Trần - có thể khẳng định chiếc thống này là vật dụng của hoàng tộc nhà Trần.
Từ năm 2016, thống gốm hoa nâu thời Trần đã được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.