Chiến tranh thế giới 1 diễn ra từ năm 1914 - 1918. Các quốc gia tham gia cuộc chiến này đều cố gắng chiếm được ưu thế trên chiến trường. Vũ khí đóng vai trò quan trọng. Trong số này, Đức đã nghiên cứu và chế tạo siêu pháo có tầm bắn xa nhất.Đó là siêu pháo Paris do tiến sĩ Fritz Rausenberger của tập đoàn Krupp thực hiện. Vũ khí này ra đời xuất phát từ việc sau khi Thế chiến 1 nổ ra, Đức muốn công phá thủ đô Paris của Pháp nhưng không thể xuyên thủng tuyến phòng ngự đối phương.Do trong kho vũ khí chưa có loại pháo nào tầm bắn hiệu quả nên Đức triển khai dự án phát triển siêu pháo có tầm bắn xa nhất lịch sử thế giới. Tên gọi pháo Paris xuất phát từ mục đích trên.Tiến sĩ Fritz Rausenberger cùng các đồng nghiệp đã dành nhiều thời gian phát triển siêu pháo Paris nặng 256 tấn, dài 34m và đạt tầm bắn hiệu quả tới 130 km. Theo đó, đây là siêu pháo có tầm bắn xa nhất khi đó.Nhóm kỹ sư của Tập đoàn Krupp đã chế tạo 7 nòng cho siêu pháo Paris. Họ tận dụng nòng pháo hải quân cỡ 380 mm đã qua sử dụng rồi nhồi ống thép bên trong để giảm cỡ nòng xuống còn 210 mm. Tiếp đến, họ gắn một đoạn nòng trơn dài 12m ở đầu nòng pháo để cải thiện độ chính xác, giảm sự tản mát của các loại đạn.Do siêu pháo Paris vừa dài vừa nặng nên binh sĩ Đức phải lắp ráp nó trên một phương tiện vận chuyển đặc biệt bằng đường sắt. Sau khi tới nơi, vũ khí này được gắn vào một ụ pháo cố định để khai hỏa. Theo các tài liệu, để vận hành siêu pháo Paris cần 80 người.Sau các thử nghiệm thành công vào cuối tháng 11/1917, Đức cho sản xuất siêu pháo Paris với số lượng lớn. Kể từ khi vũ khí này được đưa vào biên chế, quân đội Đức đã gây ra thiệt hại lớn cho Pháp.Trong số này, vào ngày 21/3/1918, Đức khai hỏa siêu pháo Paris, nã 21 quả đạn để công phá Paris chỉ trong vòng 15 phút từ rừng Coucy. Theo đó, Pháp tổn thất lớn, thậm chí cho rằng bị đối phương tập kích đường không bằng khinh khí cầu.Tháng 8/1918, quân đội Đức rút siêu pháo Paris về nước sau khi phe Hiệp ước áp sát vị trí nước này. Về sau, Đức cho phá hủy siêu pháo Paris trong giai đoạn cuối của Thế chiến 1 vì không muốn vũ khí này rơi vào tay đối phương.Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.
Chiến tranh thế giới 1 diễn ra từ năm 1914 - 1918. Các quốc gia tham gia cuộc chiến này đều cố gắng chiếm được ưu thế trên chiến trường. Vũ khí đóng vai trò quan trọng. Trong số này, Đức đã nghiên cứu và chế tạo siêu pháo có tầm bắn xa nhất.
Đó là siêu pháo Paris do tiến sĩ Fritz Rausenberger của tập đoàn Krupp thực hiện. Vũ khí này ra đời xuất phát từ việc sau khi Thế chiến 1 nổ ra, Đức muốn công phá thủ đô Paris của Pháp nhưng không thể xuyên thủng tuyến phòng ngự đối phương.
Do trong kho vũ khí chưa có loại pháo nào tầm bắn hiệu quả nên Đức triển khai dự án phát triển siêu pháo có tầm bắn xa nhất lịch sử thế giới. Tên gọi pháo Paris xuất phát từ mục đích trên.
Tiến sĩ Fritz Rausenberger cùng các đồng nghiệp đã dành nhiều thời gian phát triển siêu pháo Paris nặng 256 tấn, dài 34m và đạt tầm bắn hiệu quả tới 130 km. Theo đó, đây là siêu pháo có tầm bắn xa nhất khi đó.
Nhóm kỹ sư của Tập đoàn Krupp đã chế tạo 7 nòng cho siêu pháo Paris. Họ tận dụng nòng pháo hải quân cỡ 380 mm đã qua sử dụng rồi nhồi ống thép bên trong để giảm cỡ nòng xuống còn 210 mm. Tiếp đến, họ gắn một đoạn nòng trơn dài 12m ở đầu nòng pháo để cải thiện độ chính xác, giảm sự tản mát của các loại đạn.
Do siêu pháo Paris vừa dài vừa nặng nên binh sĩ Đức phải lắp ráp nó trên một phương tiện vận chuyển đặc biệt bằng đường sắt. Sau khi tới nơi, vũ khí này được gắn vào một ụ pháo cố định để khai hỏa. Theo các tài liệu, để vận hành siêu pháo Paris cần 80 người.
Sau các thử nghiệm thành công vào cuối tháng 11/1917, Đức cho sản xuất siêu pháo Paris với số lượng lớn. Kể từ khi vũ khí này được đưa vào biên chế, quân đội Đức đã gây ra thiệt hại lớn cho Pháp.
Trong số này, vào ngày 21/3/1918, Đức khai hỏa siêu pháo Paris, nã 21 quả đạn để công phá Paris chỉ trong vòng 15 phút từ rừng Coucy. Theo đó, Pháp tổn thất lớn, thậm chí cho rằng bị đối phương tập kích đường không bằng khinh khí cầu.
Tháng 8/1918, quân đội Đức rút siêu pháo Paris về nước sau khi phe Hiệp ước áp sát vị trí nước này. Về sau, Đức cho phá hủy siêu pháo Paris trong giai đoạn cuối của Thế chiến 1 vì không muốn vũ khí này rơi vào tay đối phương.
Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.