Ngày 2/12/1919, ông trùm nhà hát Ambrose Joseph Small hoàn thành những công việc cuối cùng tại văn phòng của mình trong Nhà hát lớn Grand Opera House, nằm ngay tuyến đường trung tâm thành phố Toronto, Canada trước khi trao trả nó cho người khác. Trước đó, Ambrose bất ngờ có một quyết định khó hiểu, bán toàn bộ tài sản mình sở hữu và thu về một khoản tiền khổng lồ thời điểm đó.18h, khi mọi việc hoàn tất, Small rời văn phòng và mua một tờ báo từ người bán hàng rong. Khoác vào người chiếc áo choàng, Ambrose biến mất vào màn đêm lạnh lẽo của mùa đông và không bao giờ được nhìn thấy lần nữa. Trong nhiều năm sau đó, vụ mất tích không một dấu vết của Ambrose Small đã trở thành một trong những sự kiện gây chấn động nhất Canada.Điều kỳ lạ là số tài sản ấy vẫn còn nguyên vẹn, chẳng hề có dấu hiệu bị cướp phá. Sau 2 tuần nỗ lực tìm kiếm không có kết quả, vợ ông – bà Theresa Small mới chính thức gửi đơn tới cảnh sát báo chồng mình mất tích.Vào ngày 4/12/1960, cảnh sát Toronto đã chính thức đóng tập hồ sơ dày gần 1 mét liên quan đến sự mất tích bí ẩn của ông trùm Ambrose Small sau nhiều thập kỷ không thể tìm ra manh mối, với giả thuyết ông này đã mất trí nhớ và tự ở ẩn với mọi người. Về phần số tiền của Ambrose, nó đã được quyên tặng tất cả cho nhà thờ.Joseph Force Crater là một thẩm phán nổi tiếng ở New York thập niên 30 của thế kỷ XX. Ông làm việc tại Tòa án tối cao New York và được Franklin D. Roosevelt (người trở thành tổng thống Mỹ sau đó) vô cùng trọng dụng. Tuy nhiên, Joseph lại mất tích bí ẩn đúng vào lúc đỉnh cao của sự nghiệp.Cuối tháng 7/1930, sau chuyến nghỉ hè với vợ ở Belgrade, Joseph nhận được một cuộc điện thoại kỳ lạ mà không hề cho vợ biết nội dung của nó. Sau đó, ông đi tới Atlantic với tình nhân Sally Lou Ritz. Ông báo cho vợ biết, mình sẽ trở về New York giải quyết công việc và hứa sẽ về nhà vào ngày sinh nhật mùng 9/8 của vợ mình.Sáng ngày 6/8, Joseph dành nguyên 2 tiếng trong phòng làm việc tại tòa án, sau đó ông rút 70.777 USD (khoảng 1,4 tỷ VNĐ) trong quỹ cá nhân ra. Tối đó, sau khi xem xong chương trình ở nhà hát Belasco và ăn tối cùng vài người bạn, ông đột nhiên mất tích.Nhưng thật kỳ lạ, 10 ngày sau khi Joseph mất tích, vợ ông mới phát giác và đi báo cảnh sát. Không dấu vết, không bằng chứng, cuối cùng hồ sơ về vụ mất tích này chính thức khép lại. Không ai biết giờ này Joseph Force Crater còn sống hay đã chết nên người dân New York gọi ông là “The Missingest Man in New York” (tạm dịch là: Người đàn ông mất tích bí ẩn nhất New York).Nữ phi công Amelia Earhart là người đầu tiên nhận được huân chương Distinguished Flying Cross của Hoa Kỳ, chứng nhận là người phụ nữ đầu tiên bay xuyên Đại Tây Dương. Không chỉ thế, bà còn là một nhà văn, người đi đầu trong tổ chức các phi công nữ The Ninety -Nines của Mỹ.Với tính cách ưa phiêu lưu, mạo hiểm, năm 1937, Amelia tuyên bố sẽ bay vòng quanh Trái đất với chiếc Lockheed Model 10 Electra. Nói là làm, ngay trong năm đó, cuộc hành trình của nữ phi công bắt đầu. Tuy nhiên, bà đã mất tích khi đang bay ở trung tâm Thái Bình Dương, gần đảo Howland.Nghi ngờ bà đã tử nạn, chính quyền Mỹ đã bỏ ra rất nhiều công sức và tiền bạc để tìm kiếm thi thế bà cùng chiếc máy bay. Song tất cả đều không thu được gì, dù là một dấu tích nhỏ nhất. Năm 1939, người ta chính thức thông báo Amelia Earhart đã tử nạn.Tháng 12/2010, câu chuyện về Amelia lại một lần dậy sóng khi một đoàn sinh viên đại học tìm thấy hài cốt của một phụ nữ trẻ trên đảo Nikumaroro (Phoenix, Kiribati). Người ta đã tiến hành xét nghiệm AND, tuy nhiên, họ vẫn không đủ chắc chắn để kết luận xem đó có phải là Amelia Earhart nổi danh hay không. Do đó, tung tích của Amelia vẫn là điều bí ẩn.Mời các bạn xem video: Elon Musk ra mắt thiết bị đọc được suy nghĩ con người. Nguồn: VTV
Ngày 2/12/1919, ông trùm nhà hát Ambrose Joseph Small hoàn thành những công việc cuối cùng tại văn phòng của mình trong Nhà hát lớn Grand Opera House, nằm ngay tuyến đường trung tâm thành phố Toronto, Canada trước khi trao trả nó cho người khác. Trước đó, Ambrose bất ngờ có một quyết định khó hiểu, bán toàn bộ tài sản mình sở hữu và thu về một khoản tiền khổng lồ thời điểm đó.
18h, khi mọi việc hoàn tất, Small rời văn phòng và mua một tờ báo từ người bán hàng rong. Khoác vào người chiếc áo choàng, Ambrose biến mất vào màn đêm lạnh lẽo của mùa đông và không bao giờ được nhìn thấy lần nữa. Trong nhiều năm sau đó, vụ mất tích không một dấu vết của Ambrose Small đã trở thành một trong những sự kiện gây chấn động nhất Canada.
Điều kỳ lạ là số tài sản ấy vẫn còn nguyên vẹn, chẳng hề có dấu hiệu bị cướp phá. Sau 2 tuần nỗ lực tìm kiếm không có kết quả, vợ ông – bà Theresa Small mới chính thức gửi đơn tới cảnh sát báo chồng mình mất tích.
Vào ngày 4/12/1960, cảnh sát Toronto đã chính thức đóng tập hồ sơ dày gần 1 mét liên quan đến sự mất tích bí ẩn của ông trùm Ambrose Small sau nhiều thập kỷ không thể tìm ra manh mối, với giả thuyết ông này đã mất trí nhớ và tự ở ẩn với mọi người. Về phần số tiền của Ambrose, nó đã được quyên tặng tất cả cho nhà thờ.
Joseph Force Crater là một thẩm phán nổi tiếng ở New York thập niên 30 của thế kỷ XX. Ông làm việc tại Tòa án tối cao New York và được Franklin D. Roosevelt (người trở thành tổng thống Mỹ sau đó) vô cùng trọng dụng. Tuy nhiên, Joseph lại mất tích bí ẩn đúng vào lúc đỉnh cao của sự nghiệp.
Cuối tháng 7/1930, sau chuyến nghỉ hè với vợ ở Belgrade, Joseph nhận được một cuộc điện thoại kỳ lạ mà không hề cho vợ biết nội dung của nó. Sau đó, ông đi tới Atlantic với tình nhân Sally Lou Ritz. Ông báo cho vợ biết, mình sẽ trở về New York giải quyết công việc và hứa sẽ về nhà vào ngày sinh nhật mùng 9/8 của vợ mình.
Sáng ngày 6/8, Joseph dành nguyên 2 tiếng trong phòng làm việc tại tòa án, sau đó ông rút 70.777 USD (khoảng 1,4 tỷ VNĐ) trong quỹ cá nhân ra. Tối đó, sau khi xem xong chương trình ở nhà hát Belasco và ăn tối cùng vài người bạn, ông đột nhiên mất tích.
Nhưng thật kỳ lạ, 10 ngày sau khi Joseph mất tích, vợ ông mới phát giác và đi báo cảnh sát. Không dấu vết, không bằng chứng, cuối cùng hồ sơ về vụ mất tích này chính thức khép lại. Không ai biết giờ này Joseph Force Crater còn sống hay đã chết nên người dân New York gọi ông là “The Missingest Man in New York” (tạm dịch là: Người đàn ông mất tích bí ẩn nhất New York).
Nữ phi công Amelia Earhart là người đầu tiên nhận được huân chương Distinguished Flying Cross của Hoa Kỳ, chứng nhận là người phụ nữ đầu tiên bay xuyên Đại Tây Dương. Không chỉ thế, bà còn là một nhà văn, người đi đầu trong tổ chức các phi công nữ The Ninety -Nines của Mỹ.
Với tính cách ưa phiêu lưu, mạo hiểm, năm 1937, Amelia tuyên bố sẽ bay vòng quanh Trái đất với chiếc Lockheed Model 10 Electra. Nói là làm, ngay trong năm đó, cuộc hành trình của nữ phi công bắt đầu. Tuy nhiên, bà đã mất tích khi đang bay ở trung tâm Thái Bình Dương, gần đảo Howland.
Nghi ngờ bà đã tử nạn, chính quyền Mỹ đã bỏ ra rất nhiều công sức và tiền bạc để tìm kiếm thi thế bà cùng chiếc máy bay. Song tất cả đều không thu được gì, dù là một dấu tích nhỏ nhất. Năm 1939, người ta chính thức thông báo Amelia Earhart đã tử nạn.
Tháng 12/2010, câu chuyện về Amelia lại một lần dậy sóng khi một đoàn sinh viên đại học tìm thấy hài cốt của một phụ nữ trẻ trên đảo Nikumaroro (Phoenix, Kiribati). Người ta đã tiến hành xét nghiệm AND, tuy nhiên, họ vẫn không đủ chắc chắn để kết luận xem đó có phải là Amelia Earhart nổi danh hay không. Do đó, tung tích của Amelia vẫn là điều bí ẩn.