Nhân loại từng suýt trải qua ngày tận thế vào năm 1883. Cụ thể, vào ngày 12/8/1883, nhà thiên văn học người Mexico là Jose Bonilla là nhân chứng duy nhất khi 450 sao chổi bay ngang qua bề mặt Mặt trời. Trong đó, mỗi sao chổi bao phủ bởi một một lớp sương mù lấp lánh.Mỗi sao chổi rộng khoảng 50m, nhưng phần to nhất lại đến 4 km. Chúng mang theo sức công phá hơn cả bom nguyên tử. Theo các chuyên gia, những mảnh vỡ sao Chổi trên nếu va phải trái đất sẽ gây ta một vụ nổ tương tự như sự kiện Tunguska. Theo đó, con người chịu chung số phận diệt vong với loài khủng long và ngày Trái đất bị hủy diệt đã xảy ra.Sự kiện Tunguska là một trong những sự kiện nổi tiếng nhất thế giới. Xảy ra vào tháng 6/1908, một vật thể chưa xác định đã nổ tung trên bầu trời Siberia, tạo ra xung động tương đương 185 quả bom nguyên tử được sử dụng trong vụ ném bom xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Vụ nổ làm ngã rạp cây cối trong bán kính khoảng 2.072 km2.May mắn là vụ nổ xảy ra ở khu vực dân cư thưa thớt nên không có người nào thiệt mạng. Một giả thuyết được nhiều người đồng ý cho rằng hung thủ gây ra vụ nổ kinh hoàng trên nhiều khả năng là một tiểu hành tinh hoặc sao chổi phát nổ khi xâm nhập khí quyển Trái đất. Một nhân chứng chứng kiến vụ nổ bí ẩn trên cho hay một vệt cầu lửa lớn xuất hiện trên bầu trời Siberia và lửa xuất hiện khắp khu rừng.Vào tháng 9/1983, hệ thống cảnh báo sớm của Liên Xô thông báo Mỹ đã phóng 5 tên lửa về phía xứ sở bạch dương. Tuy nhiên, Stanislav Petrov, sĩ quan lực lượng phòng vệ tên lửa thuộc quân đội Liên Xô, đã báo với chỉ huy rằng hệ thống đã cung cấp thông tin sai lệch. Ông cũng cho rằng nếu như xảy ra cuộc tấn công thì Mỹ đã phóng hàng trăm tên lửa chứ không dừng lại ở con số 5.Thực tế chứng minh nhận định của Stanislav Petrov là đúng. Về sau, Liên Xô phát hiện một sự cố kỹ thuật khiến vệ tinh tưởng sự phản chiếu ánh sáng mặt trời trên mây cao là vụ phóng tên lửa. Với quyết định trên của Petrov, thế giới đã tránh thảm họa chiến tranh hạt nhân và thế giới không trải qua ngày tận thế.Vào ngày 27/10/1962, tàu khu trục USS Beale của Mỹ phát hiện tàu ngầm B-59 của Liên Xô gần đường phong tỏa của Washinhton trên vùng biển ngoài khơi Cuba. Khi ấy, chiến hạm Mỹ thả mìn sâu không gây chết người nhằm buộc B-59 nổi lên mặt nước. Trong bối cảnh đó, Liên Xô tin rằng phía Mỹ đang bắn loạt đạn mở màn Chiến tranh Thế giới 3.Thuyền trưởng Valentin Savitsky ra lệnh phóng ngư lôi hạt nhân nhằm đáp trả cuộc tấn công của Mỹ. Tuy nhiên, để thực hiện quy trình khai hỏa vũ khí hạt nhân cần sự đồng ý của 3 người gồm thuyền trưởng, chính trị viên và sĩ quan chỉ huy. Trong giây phút quan trọng trên, sĩ quan chỉ huy Vasili Arkhipov đã phản đối kế hoạch và đề nghị cho tàu nổi lên mặt nước. Nhờ sự bình tĩnh của sĩ quan Arkhipov mà thế giới một lần nữa thoát khỏi cuộc chiến tranh hạt nhân.
Nhân loại từng suýt trải qua ngày tận thế vào năm 1883. Cụ thể, vào ngày 12/8/1883, nhà thiên văn học người Mexico là Jose Bonilla là nhân chứng duy nhất khi 450 sao chổi bay ngang qua bề mặt Mặt trời. Trong đó, mỗi sao chổi bao phủ bởi một một lớp sương mù lấp lánh.
Mỗi sao chổi rộng khoảng 50m, nhưng phần to nhất lại đến 4 km. Chúng mang theo sức công phá hơn cả bom nguyên tử. Theo các chuyên gia, những mảnh vỡ sao Chổi trên nếu va phải trái đất sẽ gây ta một vụ nổ tương tự như sự kiện Tunguska. Theo đó, con người chịu chung số phận diệt vong với loài khủng long và ngày Trái đất bị hủy diệt đã xảy ra.
Sự kiện Tunguska là một trong những sự kiện nổi tiếng nhất thế giới. Xảy ra vào tháng 6/1908, một vật thể chưa xác định đã nổ tung trên bầu trời Siberia, tạo ra xung động tương đương 185 quả bom nguyên tử được sử dụng trong vụ ném bom xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Vụ nổ làm ngã rạp cây cối trong bán kính khoảng 2.072 km2.
May mắn là vụ nổ xảy ra ở khu vực dân cư thưa thớt nên không có người nào thiệt mạng. Một giả thuyết được nhiều người đồng ý cho rằng hung thủ gây ra vụ nổ kinh hoàng trên nhiều khả năng là một tiểu hành tinh hoặc sao chổi phát nổ khi xâm nhập khí quyển Trái đất. Một nhân chứng chứng kiến vụ nổ bí ẩn trên cho hay một vệt cầu lửa lớn xuất hiện trên bầu trời Siberia và lửa xuất hiện khắp khu rừng.
Vào tháng 9/1983, hệ thống cảnh báo sớm của Liên Xô thông báo Mỹ đã phóng 5 tên lửa về phía xứ sở bạch dương. Tuy nhiên, Stanislav Petrov, sĩ quan lực lượng phòng vệ tên lửa thuộc quân đội Liên Xô, đã báo với chỉ huy rằng hệ thống đã cung cấp thông tin sai lệch. Ông cũng cho rằng nếu như xảy ra cuộc tấn công thì Mỹ đã phóng hàng trăm tên lửa chứ không dừng lại ở con số 5.
Thực tế chứng minh nhận định của Stanislav Petrov là đúng. Về sau, Liên Xô phát hiện một sự cố kỹ thuật khiến vệ tinh tưởng sự phản chiếu ánh sáng mặt trời trên mây cao là vụ phóng tên lửa. Với quyết định trên của Petrov, thế giới đã tránh thảm họa chiến tranh hạt nhân và thế giới không trải qua ngày tận thế.
Vào ngày 27/10/1962, tàu khu trục USS Beale của Mỹ phát hiện tàu ngầm B-59 của Liên Xô gần đường phong tỏa của Washinhton trên vùng biển ngoài khơi Cuba. Khi ấy, chiến hạm Mỹ thả mìn sâu không gây chết người nhằm buộc B-59 nổi lên mặt nước. Trong bối cảnh đó, Liên Xô tin rằng phía Mỹ đang bắn loạt đạn mở màn Chiến tranh Thế giới 3.
Thuyền trưởng Valentin Savitsky ra lệnh phóng ngư lôi hạt nhân nhằm đáp trả cuộc tấn công của Mỹ. Tuy nhiên, để thực hiện quy trình khai hỏa vũ khí hạt nhân cần sự đồng ý của 3 người gồm thuyền trưởng, chính trị viên và sĩ quan chỉ huy. Trong giây phút quan trọng trên, sĩ quan chỉ huy Vasili Arkhipov đã phản đối kế hoạch và đề nghị cho tàu nổi lên mặt nước. Nhờ sự bình tĩnh của sĩ quan Arkhipov mà thế giới một lần nữa thoát khỏi cuộc chiến tranh hạt nhân.