1. Craco, Italy: Thị trấn lịch sử này có từ năm 540 TCN, do những người Hy Lạp di cư xây dựng. Qua nhiều thế kỷ, thị trấn phát triển không ngừng. Nững năm đầu thế kỷ 20, hiện tượng sụt lún bắt đầu xảy ra. Năm 1963, cả thị trấn buộc phải sơ tán do lở đất. Đến năm 1980, nơi đây hoàn toàn bị bỏ hoang sau một trận động đất lớn. Ngày nay, Craco tuy không có người ở nhưng lại là một điểm du lịch hấp dẫn.2. Pripyat, Ukraine: Pripyat có lẽ là "thành phố ma" nổi tiếng nhất thế giới. Được thành lập vào năm 1970, Pripyat là thành phố hạt nhân thứ 9 của Liên Xô, nhằm hỗ trợ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl gần đó. Năm 1986, khi thảm họa Chernobyl diễn ra, thành phố khi ấy có gần 50.000 người buộc phải sơ tán tất cả. Ngày nay, mức độ phóng xạ tại đây đã giảm, ngày càng có nhiều công ty của Ukraine khai thác tour du lịch có hướng dẫn viên quanh khu vực.3. Varosha, Famagusta, Đảo Síp: Varosha là khu phố phía nam của thành phố Famagusta, nơi từng là một điểm du lịch hấp dẫn và thu hút bậc nhất thế giới. Rất nhiều vị khách nổi tiếng đã đến đây nghỉ dưỡng như Elizabeth Taylor, Richard Burton và Brigitte Bardot. Năm 1974, khi Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm đảo Síp, Varosha bị chiếm đóng và người dân buộc phải chạy trốn. Ngày nay, Varosha không có người ở và việc nhập cảnh bị cấm.4. Oradour-Sur-Glane, Pháp: Oradour-Sur-Glane là một ngôi làng ở miền trung nước Pháp, gắn với ký ức đau buồn trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ 2. Ngày 10/6/1944, 642 dân làng bao gồm phụ nữ và trẻ em đã bị tàn sát bởi Đức Quốc Xã, chỉ có 30 người may mắn thoát chết. Sau chiến tranh, tổng thống Pháp khi đó, Charles de Gaulle, đã quyết định biến ngôi làng trở thành một đài tưởng niệm. Một ngôi làng mới cũng được xây dựng lại ngay gần đó.5. Bodie, California, Mỹ: Vào thế kỷ thứ 19, Bodie là một thị trấn khai thác vàng đông đúc nhộn nhịp với 2.000 tòa nhà và khoảng 7.000 cư dân. Thị trấn bắt đầu suy thoái vào đầu thế kỷ 20 do lợi nhuận khai thác giảm. Một vài năm sau, khi đường ray bị bỏ hoang, thị trấn chính thức biến thành một thị trấn ma ở miền Tây hoang dã của nước Mỹ.6. Glenrio, Texas/New Mexico, Mỹ: Nằm ở biên giới của 2 tiểu bang Texas và New Mexico, Glenrio ban đầu là một thị trấn đường sắt. Tại đây có nhiều hoạt động kinh doanh thú vị như phân phối xăng, khí đốt cùng nhiều siêu thị và quán bar phục vụ các lái xe đường dài. Sau khi xa lộ Interstate 40 được xây dựng, không còn ai đi qua tuyến đường này khiến Glenrio dần bị bỏ hoang và trở thành một thị trấn ma.7. Kennecott, Alaska, Mỹ: Thị trấn Kennecott từng là một trung tâm khai thác đồng. Vào đầu thế kỷ 20, đồng là một khoáng sản quý giá do những phát minh về điện, xe hơi, điện thoại. Đến những năm 1930, việc khai thác đồng ở Kennecott suy giảm dần do các mỏ đồng đã cạn kiệt. Chuyến tàu cuối cùng ngày 10/11/1938 rời Kennecott đánh dấu sự kết thúc của thị trấn.8. Kolmanskop, Namibia: Năm 1908, thị trấn Kolmanskop được thành lập với mục đích chính là khai thác kim cương. Tại đây có đầy đủ từ bệnh viện, quán bar, trạm điện, trường học, nhà hát, sòng bạc và khu thể thao. Sau Thế chiến thứ 2, mỏ kim cương dần cạn kiệt, Kolmanskop đã bị bỏ hoang hoàn toàn năm 1956. Ngày nay, Kolmanskop nằm trong khu vực cấm, khách du lịch cần có giấy phép nếu muốn vào tham quan.9. Akarmara, Abkhazia/Georgia: Akarmara là một thị trấn khai thác than quan trọng trong Thế chiến thứ 2. Tuy nhiên, xung đột vũ trang cùng với nền kinh tế suy giảm khiến các mỏ đồng phải đóng cửa và người dân buộc phải di dời. Ngày nay, Akarmara lại đang tràn ngập du khách và các công ty du lịch, họ tới đây để trải nghiệm nét kiến trúc thời Liên Xô cũ và phương pháp vận hành của các mỏ đồng.10. Kłomino, Ba Lan: Kłomino là một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Pomerania cũ của Đức. Trong Thế chiến thứ 2, người Đức biến nơi này thành một trại tù binh nhưng đã bị hồng quân Liên Xô chiếm lại vào năm 1945. Thị trấn trở thành một căn cứ quân sự. Tới khi Liên Xô sụp đổ, nơi này được trả về Ba Lan. Chính phủ Ba Lan đã rao bán thị trấn nhưng không ai quan tâm, người dân cũng dần bỏ đi hết. Hiện nay Klomino chỉ có 5 cư dân sinh sống.
1. Craco, Italy: Thị trấn lịch sử này có từ năm 540 TCN, do những người Hy Lạp di cư xây dựng. Qua nhiều thế kỷ, thị trấn phát triển không ngừng. Nững năm đầu thế kỷ 20, hiện tượng sụt lún bắt đầu xảy ra. Năm 1963, cả thị trấn buộc phải sơ tán do lở đất. Đến năm 1980, nơi đây hoàn toàn bị bỏ hoang sau một trận động đất lớn. Ngày nay, Craco tuy không có người ở nhưng lại là một điểm du lịch hấp dẫn.
2. Pripyat, Ukraine: Pripyat có lẽ là "thành phố ma" nổi tiếng nhất thế giới. Được thành lập vào năm 1970, Pripyat là thành phố hạt nhân thứ 9 của Liên Xô, nhằm hỗ trợ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl gần đó. Năm 1986, khi thảm họa Chernobyl diễn ra, thành phố khi ấy có gần 50.000 người buộc phải sơ tán tất cả. Ngày nay, mức độ phóng xạ tại đây đã giảm, ngày càng có nhiều công ty của Ukraine khai thác tour du lịch có hướng dẫn viên quanh khu vực.
3. Varosha, Famagusta, Đảo Síp: Varosha là khu phố phía nam của thành phố Famagusta, nơi từng là một điểm du lịch hấp dẫn và thu hút bậc nhất thế giới. Rất nhiều vị khách nổi tiếng đã đến đây nghỉ dưỡng như Elizabeth Taylor, Richard Burton và Brigitte Bardot. Năm 1974, khi Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm đảo Síp, Varosha bị chiếm đóng và người dân buộc phải chạy trốn. Ngày nay, Varosha không có người ở và việc nhập cảnh bị cấm.
4. Oradour-Sur-Glane, Pháp: Oradour-Sur-Glane là một ngôi làng ở miền trung nước Pháp, gắn với ký ức đau buồn trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ 2. Ngày 10/6/1944, 642 dân làng bao gồm phụ nữ và trẻ em đã bị tàn sát bởi Đức Quốc Xã, chỉ có 30 người may mắn thoát chết. Sau chiến tranh, tổng thống Pháp khi đó, Charles de Gaulle, đã quyết định biến ngôi làng trở thành một đài tưởng niệm. Một ngôi làng mới cũng được xây dựng lại ngay gần đó.
5. Bodie, California, Mỹ: Vào thế kỷ thứ 19, Bodie là một thị trấn khai thác vàng đông đúc nhộn nhịp với 2.000 tòa nhà và khoảng 7.000 cư dân. Thị trấn bắt đầu suy thoái vào đầu thế kỷ 20 do lợi nhuận khai thác giảm. Một vài năm sau, khi đường ray bị bỏ hoang, thị trấn chính thức biến thành một thị trấn ma ở miền Tây hoang dã của nước Mỹ.
6. Glenrio, Texas/New Mexico, Mỹ: Nằm ở biên giới của 2 tiểu bang Texas và New Mexico, Glenrio ban đầu là một thị trấn đường sắt. Tại đây có nhiều hoạt động kinh doanh thú vị như phân phối xăng, khí đốt cùng nhiều siêu thị và quán bar phục vụ các lái xe đường dài. Sau khi xa lộ Interstate 40 được xây dựng, không còn ai đi qua tuyến đường này khiến Glenrio dần bị bỏ hoang và trở thành một thị trấn ma.
7. Kennecott, Alaska, Mỹ: Thị trấn Kennecott từng là một trung tâm khai thác đồng. Vào đầu thế kỷ 20, đồng là một khoáng sản quý giá do những phát minh về điện, xe hơi, điện thoại. Đến những năm 1930, việc khai thác đồng ở Kennecott suy giảm dần do các mỏ đồng đã cạn kiệt. Chuyến tàu cuối cùng ngày 10/11/1938 rời Kennecott đánh dấu sự kết thúc của thị trấn.
8. Kolmanskop, Namibia: Năm 1908, thị trấn Kolmanskop được thành lập với mục đích chính là khai thác kim cương. Tại đây có đầy đủ từ bệnh viện, quán bar, trạm điện, trường học, nhà hát, sòng bạc và khu thể thao. Sau Thế chiến thứ 2, mỏ kim cương dần cạn kiệt, Kolmanskop đã bị bỏ hoang hoàn toàn năm 1956. Ngày nay, Kolmanskop nằm trong khu vực cấm, khách du lịch cần có giấy phép nếu muốn vào tham quan.
9. Akarmara, Abkhazia/Georgia: Akarmara là một thị trấn khai thác than quan trọng trong Thế chiến thứ 2. Tuy nhiên, xung đột vũ trang cùng với nền kinh tế suy giảm khiến các mỏ đồng phải đóng cửa và người dân buộc phải di dời. Ngày nay, Akarmara lại đang tràn ngập du khách và các công ty du lịch, họ tới đây để trải nghiệm nét kiến trúc thời Liên Xô cũ và phương pháp vận hành của các mỏ đồng.
10. Kłomino, Ba Lan: Kłomino là một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Pomerania cũ của Đức. Trong Thế chiến thứ 2, người Đức biến nơi này thành một trại tù binh nhưng đã bị hồng quân Liên Xô chiếm lại vào năm 1945. Thị trấn trở thành một căn cứ quân sự. Tới khi Liên Xô sụp đổ, nơi này được trả về Ba Lan. Chính phủ Ba Lan đã rao bán thị trấn nhưng không ai quan tâm, người dân cũng dần bỏ đi hết. Hiện nay Klomino chỉ có 5 cư dân sinh sống.