Phuket Vegetarian Festival, hay còn gọi là lễ hội ăn chay được tổ chức vào đầu tháng 10 hàng năm tại Thái Lan. Đây là thời điểm người dân xuống đường cầu nguyện và thực hiện một cuộc diễu hành khổ hạnh. Trong suốt 9 ngày diễn ra lễ hội, người tham gia phải thể hiện lòng sùng kính qua việc “bấm khuyên” bằng những vật dụng khủng khiếp và đáng sợNgười dân có thể sử dụng rất nhiều thứ để đâm xuyên qua cơ thể. Số lượng khuyên phụ thuộc vào sức chịu đựng của mỗi người. Mục đích của việc này là xua đuổi ma quỷ và đe dọa những linh hồn tà ác, đồng thời thể hiện niềm tin vào sức mạnh của các vị thầnNhững người có đủ can đảm làm những điều này thường là đàn ông và họ được gọi là các "mah song". Các tín đồ tin rằng, càng chịu được đau đớn thì họ càng gặp được nhiều may mắn và thành công sau nàyDani là một bộ tộc sinh sống tại Indonesia. Họ khiến người ngoài tộc phải rùng mình vì khiếp sợ với nghi lễ cắt cụt ngón tay để bày tỏ sự thương tiếc người đã khuấtHủ tục cắt ngón tay được người Dani gọi là Ikipalin. Mỗi khi có một người thân trong gia đình mất đi thì đồng nghĩa với việc người phụ nữ trong gia đình đó sẽ phải chặt đứt một hay hai đốt ngón tay. Người Dani quan niệm, việc người thân mất đi không chỉ là nỗi đau tinh thần mà còn là nỗi đau về thể xác. Số lượng đốt ngón tay mất đi, đồng nghĩa với việc người phụ nữ đó đã mất từng ấy người thân. Một số người cả 10 ngón tay đều bị cụt sau khi nhiều thành viên trong gia đình qua đời.Bộ tộc Merina ở Madagascar có một tập tục độc đáo để thắt chặt tình thân trong gia đình, được gọi là Famadihana. Đây là một nghi lễ tưởng nhớ những người thân đã mất sau 7 năm hoặc lâu hơn tại hầm mộ trong nghĩa trang của gia đình.Người dân nơi đây khai quật mộ của những người thân đã mất và bọc hài cốt họ trong một miếng vải mới. Sau đó người dân Madagascar sẽ cùng nhau nhảy múa với bộ hài cốt trong niềm hân hoan, vui mừng.Nghi lễ Famadihana được xem là dịp để người trần thể hiện tình cảm của họ đối với người thân đã quá cố, bởi trong quan niệm của người Madagascar, người đã mất chính là người trung gian giữa người sống và thượng đế. Nếu gia đình nào không tổ chức Famadihana trong khi có đủ điều kiện tài chính đều bị cho là mắc tội nghiêm trọngMỗi nền văn hóa đều có nghi thức chôn cất riêng, tuy nhiên những người Torajan của Indonesia lại giữ xác chết của người quá cố và chung sống với họ trong nhiều năm.Tại đây, người chết vẫn được người nhà đối xử như khi họ còn sống. Hàng ngày vẫn có người mang đồ ăn, nước uống đặt gần thi thể. Người Torajan tin rằng, người chết vẫn biết và sẽ giận dữ nếu không được con cháu trong nhà chăm sóc chu đáo.Theo truyền thống, những loại lá và thảo mộc đặc biệt sẽ được chà xát lên thi hài để bảo quản. Nhưng ngày nay, họ tiêm vào thi hài hóa chất bảo quản là formalin để thay thếNghi lễ Thiên táng hay còn gọi là Điểu táng của người Tây Tạng là một trong những nghi thức mai táng đáng sợ nhất hành tinhTheo đó, thi thể người chết sau khi qua đời sẽ được gia đình đưa lên đỉnh núi cao. Kế đến, người ta sẽ tiến hành róc thịt, đập vụn xương và cơ để bầy kền kền sà xuống ăn trong lúc những người thân của người đã mất ngồi lặng lẽ đọc kinh xung quanh.Bộ tộc Yanomami sống trong các rừng nhiệt đới Amazon ở vùng núi phía Bắc Brazil và miền Nam Venezuela duy trì tập tục mai táng đáng sợ đó là ăn tro cốt người chết.Sau khi hỏa táng người chết để đưa linh hồn người quá cố sang thế giới bên kia, người Yanomami sẽ đem phần tro cốt sau khi nghiền thành bột trộn vào thức ăn, trong đó có món chính là chuối nấu. Đây là món ăn chính trong ngày giỗ tưởng nhớ người quá cố sau khi họ qua đời khoảng 1 nămKiến đầu đạn được coi là một trong những loài côn trùng có nọc độc gây đau đớn nhất thế giới. Đầu tiên, người ta sẽ bắt kiến đầu đạn và làm cho chúng mê đi, rồi dùng chúng và lá cây đan thành găng tay với phần đầu có nọc hướng vào bên trong. Các chàng trai Satere Mawe phải đeo hai găng tay đầy kiến trong vòng 10 phútĐể được xem là đã vượt qua thử thách, các chàng trai phải thực hiện nghi lễ này hơn 20 lần trong vòng 1 tháng, và không được kêu lên vì đó là biểu hiện của sự yếu đuối. Khi hoàn tất nghi lễ, tay của họ thường bị tê liệt trong một thời gian ngắn do nọc độc của kiến. Nhiều người còn bị ốm và co giật do quá đau đớnĐể đánh dấu sự trưởng thành, các bộ tộc sống dọc sông Sepik ở Papua New Guinea sẽ tham gia một nghi lễ truyền thống - rạch cơ thể. Theo đó, các chàng trai sẽ lần lượt được trưởng tộc trong làng dùng dụng cụ được vót nhọn, rạch dọc sống lưng, ngực, mông để có làn da thô ráp giống những con cá sấuNhững người ở đây quan niệm rằng, cơ thể có những họa tiết như lớp da cá sấu sẽ khiến những chàng trai này bớt đi tính trẻ con, khiến họ mạnh mẽ và trưởng thành hơnSau khi nghi lễ kết thúc, vết thương sẽ được các bậc tiền bối lau sạch máu và để lành tự nhiên. Những cơn đau sẽ kéo dài trong nhiều ngày khiến cho các chàng trai khó có thể sinh hoạt như bình thườngỞ Nam Thái Bình Dương, trên một khoảng đất trống, các thành viên trong bộ tộc Vanuatu dựng lên một tòa tháp có cấu trúc có độ cao 20 - 30m từ thân cây. Để được công nhận là những chiến binh dũng cảm thực thụ, những thanh niên, thậm chỉ cả các cậu bé 7-8 tuổi cũng phải tham gia nghi lễ điên rồ này. Mọi người sẽ nhảy từ tháp gỗ cao đó xuống mà chỉ được “bảo hiểm” bởi hai sợi dây buộc vào thân ngườiRất nhiều người đã bị cành cây đâm vào người, gãy cổ, vỡ đầu, thậm chí là mất mạng. Tuy nhiên, những ai may mắn sống sót lại sẽ được công nhận là đàn ông đã trưởng thànhĐóng đinh vào người là một trong những nghi thức quan trọng tại Lễ Phục sinh của người Philippines. Nhiều người trên thế giới đã đổ xô đến đây để được chứng kiến tận mắt cảnh chúa Giêsu bị hành hình được người dân trong làng Cutud, Philippnines tái hiện lạiNhững người thực hiện nghi thức trên đều là các tín đồ Công giáo. Họ được lựa chọn đóng vai Chúa và sẽ phải diễn những cảnh y như thật nhằm tái hiện lại hình ảnh của Chúa Giêsu khi bị chế giễu, đánh đập dã man, trói trên cây thập giá và bị đóng đinh vào chân tay trước lúc chết. Trong khi đó, những người khác vừa chứng kiến nghi thức, vừa sám hối tội lỗi và cầu nguyện cho một cuộc sống tốt đẹp hơn cũng như thể hiện lòng biết ơn đối với sự che chở, cứu rỗi của ChúaCác đinh sẽ được rửa sạch trước khi bị đóng vào người. Bốn giờ trước khi tiến hành lễ đóng đinh, đàn ông xếp thành hàng dài, chìa lưng cho roi tre và gậy bọc mảnh chai vỡ quần nát thịt da. Máu đỏ phun xuống mặt đường ướt đẫm. Người ta dùng những cây đinh dài chừng 12cm rồi đóng vào bàn tay những người tự nguyện, sau đó treo họ trên thánh giá chừng 10 phút. Những nghi lễ trên, vừa là nét văn hóa bản địa, vừa là hủ tục vẫn hiện diện ngay giữa thế giới phẳng hiện đại ngày nay.
Phuket Vegetarian Festival, hay còn gọi là lễ hội ăn chay được tổ chức vào đầu tháng 10 hàng năm tại Thái Lan. Đây là thời điểm người dân xuống đường cầu nguyện và thực hiện một cuộc diễu hành khổ hạnh. Trong suốt 9 ngày diễn ra lễ hội, người tham gia phải thể hiện lòng sùng kính qua việc “bấm khuyên” bằng những vật dụng khủng khiếp và đáng sợ
Người dân có thể sử dụng rất nhiều thứ để đâm xuyên qua cơ thể. Số lượng khuyên phụ thuộc vào sức chịu đựng của mỗi người. Mục đích của việc này là xua đuổi ma quỷ và đe dọa những linh hồn tà ác, đồng thời thể hiện niềm tin vào sức mạnh của các vị thần
Những người có đủ can đảm làm những điều này thường là đàn ông và họ được gọi là các "mah song". Các tín đồ tin rằng, càng chịu được đau đớn thì họ càng gặp được nhiều may mắn và thành công sau này
Dani là một bộ tộc sinh sống tại Indonesia. Họ khiến người ngoài tộc phải rùng mình vì khiếp sợ với nghi lễ cắt cụt ngón tay để bày tỏ sự thương tiếc người đã khuất
Hủ tục cắt ngón tay được người Dani gọi là Ikipalin. Mỗi khi có một người thân trong gia đình mất đi thì đồng nghĩa với việc người phụ nữ trong gia đình đó sẽ phải chặt đứt một hay hai đốt ngón tay. Người Dani quan niệm, việc người thân mất đi không chỉ là nỗi đau tinh thần mà còn là nỗi đau về thể xác. Số lượng đốt ngón tay mất đi, đồng nghĩa với việc người phụ nữ đó đã mất từng ấy người thân. Một số người cả 10 ngón tay đều bị cụt sau khi nhiều thành viên trong gia đình qua đời.
Bộ tộc Merina ở Madagascar có một tập tục độc đáo để thắt chặt tình thân trong gia đình, được gọi là Famadihana. Đây là một nghi lễ tưởng nhớ những người thân đã mất sau 7 năm hoặc lâu hơn tại hầm mộ trong nghĩa trang của gia đình.
Người dân nơi đây khai quật mộ của những người thân đã mất và bọc hài cốt họ trong một miếng vải mới. Sau đó người dân Madagascar sẽ cùng nhau nhảy múa với bộ hài cốt trong niềm hân hoan, vui mừng.
Nghi lễ Famadihana được xem là dịp để người trần thể hiện tình cảm của họ đối với người thân đã quá cố, bởi trong quan niệm của người Madagascar, người đã mất chính là người trung gian giữa người sống và thượng đế. Nếu gia đình nào không tổ chức Famadihana trong khi có đủ điều kiện tài chính đều bị cho là mắc tội nghiêm trọng
Mỗi nền văn hóa đều có nghi thức chôn cất riêng, tuy nhiên những người Torajan của Indonesia lại giữ xác chết của người quá cố và chung sống với họ trong nhiều năm.
Tại đây, người chết vẫn được người nhà đối xử như khi họ còn sống. Hàng ngày vẫn có người mang đồ ăn, nước uống đặt gần thi thể. Người Torajan tin rằng, người chết vẫn biết và sẽ giận dữ nếu không được con cháu trong nhà chăm sóc chu đáo.
Theo truyền thống, những loại lá và thảo mộc đặc biệt sẽ được chà xát lên thi hài để bảo quản. Nhưng ngày nay, họ tiêm vào thi hài hóa chất bảo quản là formalin để thay thế
Nghi lễ Thiên táng hay còn gọi là Điểu táng của người Tây Tạng là một trong những nghi thức mai táng đáng sợ nhất hành tinh
Theo đó, thi thể người chết sau khi qua đời sẽ được gia đình đưa lên đỉnh núi cao. Kế đến, người ta sẽ tiến hành róc thịt, đập vụn xương và cơ để bầy kền kền sà xuống ăn trong lúc những người thân của người đã mất ngồi lặng lẽ đọc kinh xung quanh.
Bộ tộc Yanomami sống trong các rừng nhiệt đới Amazon ở vùng núi phía Bắc Brazil và miền Nam Venezuela duy trì tập tục mai táng đáng sợ đó là ăn tro cốt người chết.
Sau khi hỏa táng người chết để đưa linh hồn người quá cố sang thế giới bên kia, người Yanomami sẽ đem phần tro cốt sau khi nghiền thành bột trộn vào thức ăn, trong đó có món chính là chuối nấu. Đây là món ăn chính trong ngày giỗ tưởng nhớ người quá cố sau khi họ qua đời khoảng 1 năm
Kiến đầu đạn được coi là một trong những loài côn trùng có nọc độc gây đau đớn nhất thế giới. Đầu tiên, người ta sẽ bắt kiến đầu đạn và làm cho chúng mê đi, rồi dùng chúng và lá cây đan thành găng tay với phần đầu có nọc hướng vào bên trong. Các chàng trai Satere Mawe phải đeo hai găng tay đầy kiến trong vòng 10 phút
Để được xem là đã vượt qua thử thách, các chàng trai phải thực hiện nghi lễ này hơn 20 lần trong vòng 1 tháng, và không được kêu lên vì đó là biểu hiện của sự yếu đuối. Khi hoàn tất nghi lễ, tay của họ thường bị tê liệt trong một thời gian ngắn do nọc độc của kiến. Nhiều người còn bị ốm và co giật do quá đau đớn
Để đánh dấu sự trưởng thành, các bộ tộc sống dọc sông Sepik ở Papua New Guinea sẽ tham gia một nghi lễ truyền thống - rạch cơ thể. Theo đó, các chàng trai sẽ lần lượt được trưởng tộc trong làng dùng dụng cụ được vót nhọn, rạch dọc sống lưng, ngực, mông để có làn da thô ráp giống những con cá sấu
Những người ở đây quan niệm rằng, cơ thể có những họa tiết như lớp da cá sấu sẽ khiến những chàng trai này bớt đi tính trẻ con, khiến họ mạnh mẽ và trưởng thành hơn
Sau khi nghi lễ kết thúc, vết thương sẽ được các bậc tiền bối lau sạch máu và để lành tự nhiên. Những cơn đau sẽ kéo dài trong nhiều ngày khiến cho các chàng trai khó có thể sinh hoạt như bình thường
Ở Nam Thái Bình Dương, trên một khoảng đất trống, các thành viên trong bộ tộc Vanuatu dựng lên một tòa tháp có cấu trúc có độ cao 20 - 30m từ thân cây. Để được công nhận là những chiến binh dũng cảm thực thụ, những thanh niên, thậm chỉ cả các cậu bé 7-8 tuổi cũng phải tham gia nghi lễ điên rồ này. Mọi người sẽ nhảy từ tháp gỗ cao đó xuống mà chỉ được “bảo hiểm” bởi hai sợi dây buộc vào thân người
Rất nhiều người đã bị cành cây đâm vào người, gãy cổ, vỡ đầu, thậm chí là mất mạng. Tuy nhiên, những ai may mắn sống sót lại sẽ được công nhận là đàn ông đã trưởng thành
Đóng đinh vào người là một trong những nghi thức quan trọng tại Lễ Phục sinh của người Philippines. Nhiều người trên thế giới đã đổ xô đến đây để được chứng kiến tận mắt cảnh chúa Giêsu bị hành hình được người dân trong làng Cutud, Philippnines tái hiện lại
Những người thực hiện nghi thức trên đều là các tín đồ Công giáo. Họ được lựa chọn đóng vai Chúa và sẽ phải diễn những cảnh y như thật nhằm tái hiện lại hình ảnh của Chúa Giêsu khi bị chế giễu, đánh đập dã man, trói trên cây thập giá và bị đóng đinh vào chân tay trước lúc chết. Trong khi đó, những người khác vừa chứng kiến nghi thức, vừa sám hối tội lỗi và cầu nguyện cho một cuộc sống tốt đẹp hơn cũng như thể hiện lòng biết ơn đối với sự che chở, cứu rỗi của Chúa
Các đinh sẽ được rửa sạch trước khi bị đóng vào người. Bốn giờ trước khi tiến hành lễ đóng đinh, đàn ông xếp thành hàng dài, chìa lưng cho roi tre và gậy bọc mảnh chai vỡ quần nát thịt da. Máu đỏ phun xuống mặt đường ướt đẫm. Người ta dùng những cây đinh dài chừng 12cm rồi đóng vào bàn tay những người tự nguyện, sau đó treo họ trên thánh giá chừng 10 phút. Những nghi lễ trên, vừa là nét văn hóa bản địa, vừa là hủ tục vẫn hiện diện ngay giữa thế giới phẳng hiện đại ngày nay.