Ngay từ hàng ngàn năm trước, người Ai Cập cổ đại đã có những bí kíp để cải thiện sức khỏe tình ái cũng như cách phòng bệnh lây qua đường tình ái được ghi lại trong những văn tự cổ bằng giấy papyrus.
Thông qua một số nghiên cứu khảo cổ, các nhà khoa học đã chứng minh được người Ai Cập cổ đại đã phát hiện được những căn bệnh lây qua đường tình ái do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra cũng như chứng yếu sinh lý, bất lực ở cánh mày râu...
Để có đời sống tình ái an toàn, người Ai Cập cổ đại đã phát minh ra bao cao su - biện pháp tránh thai đầu tiên của nhân loại. Bao cao su từ thời sơ khai này được làm từ da động vật hay từ hỗn hợp keo chiết xuất từ một loài cây có nhựa với đặc tính diệt tinh trùng kết hợp với mật ong và một số thành phần thực vật khác. Sau khi pha hỗn hợp trên, người ta đem làm ẩm nó và đặt ở "cô bé" để ngăn không cho tinh trùng xâm nhập vào tử cung.
Trong khi đó, phụ nữ Ai Cập cổ đại còn ăn nhiều sữa chua để làm tăng nồng độ axit trong "cô bé", từ đó làm giảm chất lượng của "tinh binh" khi đi vào cơ thể. Đây cũng được xem là biện pháp tránh thai khá hiệu quả của người Ai Cập cổ đại.
Để hạn chế khả năng "yêu", người cổ đại dùng phân chuột như một loại thuốc xoa bóp. Ngoài ra họ còn sử dụng tinh dầu hoa hồng và lô hội như một bài thuốc quý. Cá đối ngâm rượu, nước tiểu nam giới cũng là những cách được thực hành. Mạnh mẽ hơn, hoa súng, tên khoa học là nymphaea cũng được sử dụng như một loại thảo dược kiềm chế ham muốn dài ngày.
Một số loại kem, dung dịch chiết xuất từ thiên nhiên cũng đã được sử dụng trực tiếp lên cơ quan sinh sản để bôi trơn như pha trộn mật ong với hạt tiêu, dầu cây tầm ma, chiết xuất từ cơ thể bọ cánh cứng. Với người bình dân, cải xoong, hạt gai dầu, hoa sen cạn là những loài thực vật có tác dụng kiềm chế ham muốn tình ái. Các thực khách Hi Lạp và La Mã thì sử dụng rau diếp để vô hiệu hóa khả năng "yêu". Tuy nhiên, với người Ai Cập cổ đại, rau diếp có tác dụng kích thích "chuyện yêu".
Người La Mã cũng chuyển sang suy tôn thần Venus vào khoảng đầu thế kỉ 2 sau Công Nguyên. Đây là vị thần đại diện cho tình yêu và tình d. ục, vì thế cuộc sống tình ái của người La Mã đã trở nên cực kì phóng túng. Các chàng trai và cô gái La Mã cổ đại đã thoải mái hẹn hò và làm "chuyện yêu" theo sự tự nguyện của đôi bên.
Một nhà sử học chia sẻ: "Những người La Mã cổ đại coi việc quan hệ tình ái quan trọng như bữa ăn. Một người đàn ông và một thiếu niên nam mới qua tuổi dậy thì có quan hệ được coi là mốt thời thượng. Chuyện trăng gió lãng mạn ngoài hôn nhân của đàn ông được coi là hết sức bình thường. Ngoài ra, tại La Mã cổ đại, thoát y vũ là thú tiêu khiển phổ biến”...
Giới khảo cổ cũng đã phát hiện ra Pompei lưu trữ một khối lượng lớn các tác phẩm nghệ thuật khiêu dâm, các bức bích họa, tượng, vật dụng gia đình. Sự phổ biến những hình ảnh và đồ vật cho thấy các tập tục tình d.ục của văn hóa La Mã cổ đại thời ấy tự do hơn hầu hết các nền văn hóa hiện nay.
Thời ấy, mại dâm tương đối rẻ tiền đối với người đàn ông La Mã nhưng ngay cả với giá thấp, gái mại dâm vẫn kiếm được nhiều hơn ba lần mức lương của người lao động đô thị không có tay nghề.
Trong nhà chứa, gái mại dâm làm việc trong một căn phòng nhỏ được đánh dấu bởi một bức màn chắp vá. Đôi khi tên của người phụ nữ và giá cả sẽ được đặt phía trên cửa nhà cô.
Người Ấn Độ cổ đại lại có cuốn sách cổ Kama Sutra nói về vấn đề tình ái rất nổi tiếng. Nó được viết vào khoảng thế kỷ II trước Công Nguyên, bao gồm 1.250 khổ thơ, chia làm 7 phần. Đây được coi là một cuốn sách đi tiên phong trong việc đề cập đến vấn đề khá nhạy cảm trong bối cảnh xã hội thời đó.
Trong tiếng Phạn, “Kama” có gốc từ Kamadeva, là vị thần tình yêu thể xác. Còn “Sutra” mang nghĩa là châm ngôn. Do đó, tựa đề cuốn sách này có thể hiểu là “châm ngôn về chuyện yêu đương”. Qua nhiều thế hệ, Kamasutra luôn được coi là bộ sách giáo khoa về “chuyện phòng the” lâu đời bậc nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, chỉ có một phần nhỏ trong cuốn Kama Sutra mô tả về các tư thế "yêu" để đạt thăng hoa khi làm "chuyện ấy". Trong khi đó, phần lớn nội dung cuốn sách cổ này cung cấp kiến thức chung về cấu tạo cơ thể, đề cập tới diễn biến tâm lí của đàn ông và phụ nữ trước cũng như sau khi quan hệ...
Thiền sư đạo Bà La Môn Mallanaga Vatsyayana đã viết Kama Sutra bằng tiếng Phạn, hướng dẫn các "tư thế" trong phòng the cho các cặp uyên ương cũng như hướng con người tới sự hòa hợp âm dương về cả thể xác lẫn tinh thần chứ không đơn thuần chỉ thỏa mãn ham muốn tình d.ục...
Chưa dừng lại ở đó, Vatsyayana cũng đề cập đến chuyện "quan hệ" giữa nam nữ phải bình đẳng chứ không tuân thủ quan niệm truyền thống cho rằng, đàn ông là người chủ động trong chuyện giường chiếu.
Ở Phương Đông cổ đại lấy lí thuyết âm dương và ngũ hành làm cơ sở để giải thích mọi hiện tượng trong đời sống tình ái. Theo đó, nam là dương, nữ là âm. Nếu âm, dương không cân bằng, không hòa hợp thì con người sẽ phát sinh bệnh tật và tổn thọ.
Phụ nữ Trung Quốc cổ đại nổi tiếng với bí kíp luôn là trinh nữ. “Hấp tinh đại pháp” là một "tuyệt chiêu" tuyệt vời của các mĩ nữ Trung Quốc khi làm “chuyện ấy”. Cẩm nang này thường được nhắc tới trong các bộ phim kiếm hiệp, cổ trang của người Trung Quốc.
Có nhiều câu chuyện xung quanh tuyệt kĩ phòng the kì lạ này. Nổi bật trong số đó là tích chuyện về nàng Hạ Cơ và phép hấp tinh của Cố Tiên Nương. Theo truyền thuyết, Hạ Cơ là một trong những mĩ nhân nổi tiếng của Trung Quốc được người đời đồn là có thuật hoàn tân. Cụ thể, sau mỗi lần mặn nồng chăn gối, dường như cơ thể Hạ Cơ lại như mới. Càng làm "chuyện ấy” nhiều lần thì mĩ nữ này càng trẻ ra, xinh đẹp và vẫn như còn trinh nguyên.
Ngược lại, theo điển tích về Cố Tiên Nương, thuật hoàn tân hoàn toàn khác. Bí kíp này là phương pháp thái âm bổ dương, tức là dùng âm khí để bồi bổ cho dương khí...
Điều này sẽ giúp cho người nam sau khi quan hệ trở nên khỏe mạnh, sinh lực dồi dào hơn, tinh thần phấn chấn và tốt hơn mà không có loại thuốc bổ nào có thể mang lại...
Người xưa chưa biết đến tinh trùng và noãn mà chỉ suy luận rằng sinh con là nhờ vào tinh cha và huyết mẹ; hai yếu tố âm dương ấy hòa với nhau tạo nên bào thai. Nếu tinh và huyết cường thịnh thì thai nhi sẽ khỏe mạnh. Vì vậy, đạo sinh con phải lấy dưỡng tinh và dưỡng huyết làm trọng. Hoạt động chăn gối điều hòa thực chất cũng là cách bảo vệ tinh cha, huyết mẹ. Ngoài ra, muốn có con cái khỏe mạnh, trai gái cần phải kết hôn ở độ tuổi thích hợp.
Không viết thành sách hay sử dụng y thuật, người Nhật Bản cũng thể hiện sự hiểu biết về tình d.ục của mình qua thể loại tranh Shunga (xuân họa). Tranh Shunga thường được khắc lên bản gỗ và có xu hướng phô bày các cơ quan sinh d.ục to, khỏe do chịu ảnh hưởng từ phong cách phóng đại của Chu Phòng, một danh gia xuân họa thời nhà Đường.
Tranh Shunga miêu tả rất sinh động và tỉ mỉ những tập quán tình ái của người Nhật. Người ta coi Shunga như bí kíp hướng dẫn việc thực hành sinh hoạt chăn gối. Thậm chí, Shunga quý tới độ chỉ cần bán được một bức tranh Shunga, người họa sĩ có thể sống trong nửa năm. Cho tới ngày nay, Shunga vẫn duy trì được những ảnh hưởng vô cùng sâu sắc tới ngành công nghiệp tình d.ục của Nhật Bản.
Ngay từ hàng ngàn năm trước, người Ai Cập cổ đại đã có những bí kíp để cải thiện sức khỏe tình ái cũng như cách phòng bệnh lây qua đường tình ái được ghi lại trong những văn tự cổ bằng giấy papyrus.
Thông qua một số nghiên cứu khảo cổ, các nhà khoa học đã chứng minh được người Ai Cập cổ đại đã phát hiện được những căn bệnh lây qua đường tình ái do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra cũng như chứng yếu sinh lý, bất lực ở cánh mày râu...
Để có đời sống tình ái an toàn, người Ai Cập cổ đại đã phát minh ra bao cao su - biện pháp tránh thai đầu tiên của nhân loại. Bao cao su từ thời sơ khai này được làm từ da động vật hay từ hỗn hợp keo chiết xuất từ một loài cây có nhựa với đặc tính diệt tinh trùng kết hợp với mật ong và một số thành phần thực vật khác. Sau khi pha hỗn hợp trên, người ta đem làm ẩm nó và đặt ở "cô bé" để ngăn không cho tinh trùng xâm nhập vào tử cung.
Trong khi đó, phụ nữ Ai Cập cổ đại còn ăn nhiều sữa chua để làm tăng nồng độ axit trong "cô bé", từ đó làm giảm chất lượng của "tinh binh" khi đi vào cơ thể. Đây cũng được xem là biện pháp tránh thai khá hiệu quả của người Ai Cập cổ đại.
Để hạn chế khả năng "yêu", người cổ đại dùng phân chuột như một loại thuốc xoa bóp. Ngoài ra họ còn sử dụng tinh dầu hoa hồng và lô hội như một bài thuốc quý. Cá đối ngâm rượu, nước tiểu nam giới cũng là những cách được thực hành. Mạnh mẽ hơn, hoa súng, tên khoa học là nymphaea cũng được sử dụng như một loại thảo dược kiềm chế ham muốn dài ngày.
Một số loại kem, dung dịch chiết xuất từ thiên nhiên cũng đã được sử dụng trực tiếp lên cơ quan sinh sản để bôi trơn như pha trộn mật ong với hạt tiêu, dầu cây tầm ma, chiết xuất từ cơ thể bọ cánh cứng. Với người bình dân, cải xoong, hạt gai dầu, hoa sen cạn là những loài thực vật có tác dụng kiềm chế ham muốn tình ái. Các thực khách Hi Lạp và La Mã thì sử dụng rau diếp để vô hiệu hóa khả năng "yêu". Tuy nhiên, với người Ai Cập cổ đại, rau diếp có tác dụng kích thích "chuyện yêu".
Người La Mã cũng chuyển sang suy tôn thần Venus vào khoảng đầu thế kỉ 2 sau Công Nguyên. Đây là vị thần đại diện cho tình yêu và tình d. ục, vì thế cuộc sống tình ái của người La Mã đã trở nên cực kì phóng túng. Các chàng trai và cô gái La Mã cổ đại đã thoải mái hẹn hò và làm "chuyện yêu" theo sự tự nguyện của đôi bên.
Một nhà sử học chia sẻ: "Những người La Mã cổ đại coi việc quan hệ tình ái quan trọng như bữa ăn. Một người đàn ông và một thiếu niên nam mới qua tuổi dậy thì có quan hệ được coi là mốt thời thượng. Chuyện trăng gió lãng mạn ngoài hôn nhân của đàn ông được coi là hết sức bình thường. Ngoài ra, tại La Mã cổ đại, thoát y vũ là thú tiêu khiển phổ biến”...
Giới khảo cổ cũng đã phát hiện ra Pompei lưu trữ một khối lượng lớn các tác phẩm nghệ thuật khiêu dâm, các bức bích họa, tượng, vật dụng gia đình. Sự phổ biến những hình ảnh và đồ vật cho thấy các tập tục tình d.ục của văn hóa La Mã cổ đại thời ấy tự do hơn hầu hết các nền văn hóa hiện nay.
Thời ấy, mại dâm tương đối rẻ tiền đối với người đàn ông La Mã nhưng ngay cả với giá thấp, gái mại dâm vẫn kiếm được nhiều hơn ba lần mức lương của người lao động đô thị không có tay nghề.
Trong nhà chứa, gái mại dâm làm việc trong một căn phòng nhỏ được đánh dấu bởi một bức màn chắp vá. Đôi khi tên của người phụ nữ và giá cả sẽ được đặt phía trên cửa nhà cô.
Người Ấn Độ cổ đại lại có cuốn sách cổ Kama Sutra nói về vấn đề tình ái rất nổi tiếng. Nó được viết vào khoảng thế kỷ II trước Công Nguyên, bao gồm 1.250 khổ thơ, chia làm 7 phần. Đây được coi là một cuốn sách đi tiên phong trong việc đề cập đến vấn đề khá nhạy cảm trong bối cảnh xã hội thời đó.
Trong tiếng Phạn, “Kama” có gốc từ Kamadeva, là vị thần tình yêu thể xác. Còn “Sutra” mang nghĩa là châm ngôn. Do đó, tựa đề cuốn sách này có thể hiểu là “châm ngôn về chuyện yêu đương”. Qua nhiều thế hệ, Kamasutra luôn được coi là bộ sách giáo khoa về “chuyện phòng the” lâu đời bậc nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, chỉ có một phần nhỏ trong cuốn Kama Sutra mô tả về các tư thế "yêu" để đạt thăng hoa khi làm "chuyện ấy". Trong khi đó, phần lớn nội dung cuốn sách cổ này cung cấp kiến thức chung về cấu tạo cơ thể, đề cập tới diễn biến tâm lí của đàn ông và phụ nữ trước cũng như sau khi quan hệ...
Thiền sư đạo Bà La Môn Mallanaga Vatsyayana đã viết Kama Sutra bằng tiếng Phạn, hướng dẫn các "tư thế" trong phòng the cho các cặp uyên ương cũng như hướng con người tới sự hòa hợp âm dương về cả thể xác lẫn tinh thần chứ không đơn thuần chỉ thỏa mãn ham muốn tình d.ục...
Chưa dừng lại ở đó, Vatsyayana cũng đề cập đến chuyện "quan hệ" giữa nam nữ phải bình đẳng chứ không tuân thủ quan niệm truyền thống cho rằng, đàn ông là người chủ động trong chuyện giường chiếu.
Ở Phương Đông cổ đại lấy lí thuyết âm dương và ngũ hành làm cơ sở để giải thích mọi hiện tượng trong đời sống tình ái. Theo đó, nam là dương, nữ là âm. Nếu âm, dương không cân bằng, không hòa hợp thì con người sẽ phát sinh bệnh tật và tổn thọ.
Phụ nữ Trung Quốc cổ đại nổi tiếng với bí kíp luôn là trinh nữ. “Hấp tinh đại pháp” là một "tuyệt chiêu" tuyệt vời của các mĩ nữ Trung Quốc khi làm “chuyện ấy”. Cẩm nang này thường được nhắc tới trong các bộ phim kiếm hiệp, cổ trang của người Trung Quốc.
Có nhiều câu chuyện xung quanh tuyệt kĩ phòng the kì lạ này. Nổi bật trong số đó là tích chuyện về nàng Hạ Cơ và phép hấp tinh của Cố Tiên Nương. Theo truyền thuyết, Hạ Cơ là một trong những mĩ nhân nổi tiếng của Trung Quốc được người đời đồn là có thuật hoàn tân. Cụ thể, sau mỗi lần mặn nồng chăn gối, dường như cơ thể Hạ Cơ lại như mới. Càng làm "chuyện ấy” nhiều lần thì mĩ nữ này càng trẻ ra, xinh đẹp và vẫn như còn trinh nguyên.
Ngược lại, theo điển tích về Cố Tiên Nương, thuật hoàn tân hoàn toàn khác. Bí kíp này là phương pháp thái âm bổ dương, tức là dùng âm khí để bồi bổ cho dương khí...
Điều này sẽ giúp cho người nam sau khi quan hệ trở nên khỏe mạnh, sinh lực dồi dào hơn, tinh thần phấn chấn và tốt hơn mà không có loại thuốc bổ nào có thể mang lại...
Người xưa chưa biết đến tinh trùng và noãn mà chỉ suy luận rằng sinh con là nhờ vào tinh cha và huyết mẹ; hai yếu tố âm dương ấy hòa với nhau tạo nên bào thai. Nếu tinh và huyết cường thịnh thì thai nhi sẽ khỏe mạnh. Vì vậy, đạo sinh con phải lấy dưỡng tinh và dưỡng huyết làm trọng. Hoạt động chăn gối điều hòa thực chất cũng là cách bảo vệ tinh cha, huyết mẹ. Ngoài ra, muốn có con cái khỏe mạnh, trai gái cần phải kết hôn ở độ tuổi thích hợp.
Không viết thành sách hay sử dụng y thuật, người Nhật Bản cũng thể hiện sự hiểu biết về tình d.ục của mình qua thể loại tranh Shunga (xuân họa). Tranh Shunga thường được khắc lên bản gỗ và có xu hướng phô bày các cơ quan sinh d.ục to, khỏe do chịu ảnh hưởng từ phong cách phóng đại của Chu Phòng, một danh gia xuân họa thời nhà Đường.
Tranh Shunga miêu tả rất sinh động và tỉ mỉ những tập quán tình ái của người Nhật. Người ta coi Shunga như bí kíp hướng dẫn việc thực hành sinh hoạt chăn gối. Thậm chí, Shunga quý tới độ chỉ cần bán được một bức tranh Shunga, người họa sĩ có thể sống trong nửa năm. Cho tới ngày nay, Shunga vẫn duy trì được những ảnh hưởng vô cùng sâu sắc tới ngành công nghiệp tình d.ục của Nhật Bản.