“ Cuộc chiến không tiếng súng” là một sự kiện kỳ khôi từng được ghi nhận trong lịch sử hai quốc gia quan trọng của châu Âu là Tây Ban Nhà và Pháp.Câu chuyện bắt đầu vào năm 1883, khi vua Alfonso XII của Tây Ban Nha bị một số người Pháp tấn công trên phố khi ông thăm thành phố Paris.Người dân Tây Ban Nha khi đó đã rất phẫn nô. Riêng Lijar, một làng nhỏ ở phía Nam Tây Ban Nha, đã thể hiện sự giận dữ của mình bằng một cách thức rất đặc biệt.Trưởng làng Lijar là ông Don Miguel Garcia Saez đã tuyên chiến với Pháp vào ngày 14/10/1883. Ông được hậu thuẫn bởi 300 dân làng đang sục sôi căm phẫn.Nhưng làng Lijar cách biên giới nước Pháp tới gần 1.000 km đường bộ. Và dĩ nhiên là ngôi làng này cũng chẳng có một lực lượng quân sự đủ để khiến nước Pháp phải bận tâm.Vì thế, “cuộc chiến” dù diễn ra trên phương diện ngoại giao nhưng hai bên không bắn phát súng nào và cũng không có thương vong nào xảy ra.Điều trớ trêu là tình trạng chiến tranh của làng Lijar vẫn được duy trì tới gần 100 năm. Câu chuyện này chỉ đi đến hồi kết vào năm 1976, khi vua Juan-Carlos của Tây Ban Nha công du Paris.Trong chuyến thăm này, người dân Paris đối xử rất trọng thị với vua Tây Ban Nha. Vì thế, vào năm 1981, hội đồng nhân dân Lijar tuyên bố họ đình chiến với Pháp do hài lòng với thái độ “biết điều” của người dân Paris.Mời quý độc giả xem clip: 10 vũ khí ảnh hưởng nhất Thế chiến II.
“ Cuộc chiến không tiếng súng” là một sự kiện kỳ khôi từng được ghi nhận trong lịch sử hai quốc gia quan trọng của châu Âu là Tây Ban Nhà và Pháp.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1883, khi vua Alfonso XII của Tây Ban Nha bị một số người Pháp tấn công trên phố khi ông thăm thành phố Paris.
Người dân Tây Ban Nha khi đó đã rất phẫn nô. Riêng Lijar, một làng nhỏ ở phía Nam Tây Ban Nha, đã thể hiện sự giận dữ của mình bằng một cách thức rất đặc biệt.
Trưởng làng Lijar là ông Don Miguel Garcia Saez đã tuyên chiến với Pháp vào ngày 14/10/1883. Ông được hậu thuẫn bởi 300 dân làng đang sục sôi căm phẫn.
Nhưng làng Lijar cách biên giới nước Pháp tới gần 1.000 km đường bộ. Và dĩ nhiên là ngôi làng này cũng chẳng có một lực lượng quân sự đủ để khiến nước Pháp phải bận tâm.
Vì thế, “cuộc chiến” dù diễn ra trên phương diện ngoại giao nhưng hai bên không bắn phát súng nào và cũng không có thương vong nào xảy ra.
Điều trớ trêu là tình trạng chiến tranh của làng Lijar vẫn được duy trì tới gần 100 năm. Câu chuyện này chỉ đi đến hồi kết vào năm 1976, khi vua Juan-Carlos của Tây Ban Nha công du Paris.
Trong chuyến thăm này, người dân Paris đối xử rất trọng thị với vua Tây Ban Nha. Vì thế, vào năm 1981, hội đồng nhân dân Lijar tuyên bố họ đình chiến với Pháp do hài lòng với thái độ “biết điều” của người dân Paris.
Mời quý độc giả xem clip: 10 vũ khí ảnh hưởng nhất Thế chiến II.