Chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm kể từ khi Chiến tranh thế giới 2 nổ ra vào năm 1939, quân đội phát xít Đức đã tấn công xâm lược và chiếm đóng các nước như Ba Lan, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan... Với tham vọng "ngút trời", bành trướng ảnh hưởng ra toàn thế giới, trùm phát xít Hitler cùng các quan chức cấp cao bí mật lên kế hoạch xâm lược Liên Xô.Sau khi hoàn tất quá trình chuẩn bị, ngày 22/6/1941, “Chiến dịch Barbarossa” - mật danh cuộc xâm lược Liên Xô - được Đức quốc xã tiến hành. Các lực lượng Đức Quốc xã nhanh chóng vượt qua phần lớn biên giới của Liên Xô, đánh chiếm được nhiều làng mạc, vùng đất đi qua.Do giành được yếu tố bất ngờ cấp chiến thuật và chiến dịch nên lực lượng phát xít Đức giành được những chiến thắng liên tiếp trong những tháng đầu diễn ra “Chiến dịch Barbarossa”.Trong cuộc chiến này, chính quyền Hitler áp dụng chiến tranh chớp nhoáng như đã làm ở Ba Lan, Đan Mạch, Bỉ... Theo đó, quân Đức được triển khai với quy mô lớn cùng lượng vũ khí khủng. Nhà độc tài Đức quốc xã tin rằng sẽ nhanh chóng thôn tính được Liên Xô. Tuy nhiên, Hitler và Đức quốc xã đã đánh giá thấp đối thủ và quá chủ quan. Bởi lẽ, mọi việc không diễn ra như kế hoạch của Hitler.Mặc dù ban đầu lực lượng phát xít Đức chiếm được lợi thế nhưng Hồng quân Liên Xô đã từng bước đẩy lui quân địch, thực hiện các cuộc phản công quy mô lớn kể từ năm 1943. Theo các nhà nghiên cứu, phát xít Đức đã đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Liên Xô. Là một trong những nước lớn thuộc top đầu thế giới, Liên Xô sở hữu sức mạnh quân sự đáng gờm với lực lượng quân đông đảo cùng nhiều vũ khí, khí tài có khả năng sát thương cao.Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến với phát xít Đức, Liên Xô ở thế bất lợi do gặp một số vấn đề như: thiếu liên lạc vô tuyến điện giữa các đơn vị, khâu tổ chức tham mưu, chỉ huy và kiểm soát yếu kém... Bộ chỉ huy quân đội Xô viết cũng mắc phải một số sai lầm.Những vấn đề này từng bước được Liên Xô khắc phục. Thêm nữa, quân và dân Liên Xô đồng sức đồng lòng, quyết tâm đánh bại kẻ thù xâm lược. Ý chí kiên cường của họ đã góp phần quan trọng trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.Một nguyên nhân khác khiến phát xít Đức thất bại là vì yếu tố thời tiết. Chính quyền Hitler và quân đội đã không chuẩn bị tốt cho cuộc chiến diễn ra vào mùa Đông khắc nghiệt ở Liên Xô.Theo dự tính ban đầu, chiến dịch Barbarossa phải thắng nhanh trước khi bước vào mùa Đông giá rét. Quân Đức quốc xã tấn công Liên Xô vào mùa Hè nên không chuẩn bị nhiều các quân tư trang cần thiết cho mùa Đông. Trước cái lạnh cắt da cắt thịt, nhiều binh lính Đức quốc xã chết cóng, dịch bệnh. Điều này đã tiêu hao một phần sinh lực cũng như kìm chân cuộc hành quân của quân Đức.Nắm bắt thời cơ đó, quân và dân Liên Xô từ thế bị động chuyển sang thế chủ động, thực hiện liên tiếp các cuộc phản công trên nhiều mặt trận. Cuối cùng, Liên Xô đánh bại phát xít Đức, gây thương vong lớn cho kẻ thù. Thừa thắng xông lên, từ giữa năm 1944, lực lượng Liên Xô tiến nhanh về phía Tây trước khi tiến vào Berlin vào tháng 4/1945.Mời độc giả xem video: Nga diễu binh không quân kỷ niệm 75 năm ngày Chiến thắng. Nguồn: VTV24.
Chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm kể từ khi Chiến tranh thế giới 2 nổ ra vào năm 1939, quân đội phát xít Đức đã tấn công xâm lược và chiếm đóng các nước như Ba Lan, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan... Với tham vọng "ngút trời", bành trướng ảnh hưởng ra toàn thế giới, trùm phát xít Hitler cùng các quan chức cấp cao bí mật lên kế hoạch xâm lược Liên Xô.
Sau khi hoàn tất quá trình chuẩn bị, ngày 22/6/1941, “Chiến dịch Barbarossa” - mật danh cuộc xâm lược Liên Xô - được Đức quốc xã tiến hành. Các lực lượng Đức Quốc xã nhanh chóng vượt qua phần lớn biên giới của Liên Xô, đánh chiếm được nhiều làng mạc, vùng đất đi qua.
Do giành được yếu tố bất ngờ cấp chiến thuật và chiến dịch nên lực lượng phát xít Đức giành được những chiến thắng liên tiếp trong những tháng đầu diễn ra “Chiến dịch Barbarossa”.
Trong cuộc chiến này, chính quyền Hitler áp dụng chiến tranh chớp nhoáng như đã làm ở Ba Lan, Đan Mạch, Bỉ... Theo đó, quân Đức được triển khai với quy mô lớn cùng lượng vũ khí khủng. Nhà độc tài Đức quốc xã tin rằng sẽ nhanh chóng thôn tính được Liên Xô. Tuy nhiên, Hitler và Đức quốc xã đã đánh giá thấp đối thủ và quá chủ quan. Bởi lẽ, mọi việc không diễn ra như kế hoạch của Hitler.
Mặc dù ban đầu lực lượng phát xít Đức chiếm được lợi thế nhưng Hồng quân Liên Xô đã từng bước đẩy lui quân địch, thực hiện các cuộc phản công quy mô lớn kể từ năm 1943. Theo các nhà nghiên cứu, phát xít Đức đã đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Liên Xô. Là một trong những nước lớn thuộc top đầu thế giới, Liên Xô sở hữu sức mạnh quân sự đáng gờm với lực lượng quân đông đảo cùng nhiều vũ khí, khí tài có khả năng sát thương cao.
Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến với phát xít Đức, Liên Xô ở thế bất lợi do gặp một số vấn đề như: thiếu liên lạc vô tuyến điện giữa các đơn vị, khâu tổ chức tham mưu, chỉ huy và kiểm soát yếu kém... Bộ chỉ huy quân đội Xô viết cũng mắc phải một số sai lầm.
Những vấn đề này từng bước được Liên Xô khắc phục. Thêm nữa, quân và dân Liên Xô đồng sức đồng lòng, quyết tâm đánh bại kẻ thù xâm lược. Ý chí kiên cường của họ đã góp phần quan trọng trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Một nguyên nhân khác khiến phát xít Đức thất bại là vì yếu tố thời tiết. Chính quyền Hitler và quân đội đã không chuẩn bị tốt cho cuộc chiến diễn ra vào mùa Đông khắc nghiệt ở Liên Xô.
Theo dự tính ban đầu, chiến dịch Barbarossa phải thắng nhanh trước khi bước vào mùa Đông giá rét. Quân Đức quốc xã tấn công Liên Xô vào mùa Hè nên không chuẩn bị nhiều các quân tư trang cần thiết cho mùa Đông. Trước cái lạnh cắt da cắt thịt, nhiều binh lính Đức quốc xã chết cóng, dịch bệnh. Điều này đã tiêu hao một phần sinh lực cũng như kìm chân cuộc hành quân của quân Đức.
Nắm bắt thời cơ đó, quân và dân Liên Xô từ thế bị động chuyển sang thế chủ động, thực hiện liên tiếp các cuộc phản công trên nhiều mặt trận. Cuối cùng, Liên Xô đánh bại phát xít Đức, gây thương vong lớn cho kẻ thù. Thừa thắng xông lên, từ giữa năm 1944, lực lượng Liên Xô tiến nhanh về phía Tây trước khi tiến vào Berlin vào tháng 4/1945.
Mời độc giả xem video: Nga diễu binh không quân kỷ niệm 75 năm ngày Chiến thắng. Nguồn: VTV24.