Tàn tích của thành phố La Mã Pompeii hiện nằm ở vùng Campania, Italy. Các chuyên gia đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm giải mã những bí ẩn liên quan đến sự kiện Pompeii bị "xóa sổ" vào năm 79 sau Công nguyên.Theo các ghi chép, sử liệu, vào năm 79 sau Công nguyên, núi lửa Vesuvius phun trào dữ dội đã khiến Pompeii - thành phố nằm gần núi lửa - chịu thiệt hại nặng nề.Ước tính, khoảng 2.000 người dân ở thành phố Pompeii thiệt mạng trong thảm họa kinh hoàng này. Toàn bộ thành phố La Mã cổ đại cũng bị chôn vùi trong lớp tro bụi, đất đá núi lửa. Theo đó, Pompeii "biến mất" khỏi lịch sử".Pliny the Younger (sinh năm 61 - mất năm 113) là một học giả nổi tiếng lịch sử. Ông cũng là nhân chứng của vụ phun trào núi lửa Vesuvius năm 79. Chú của Pliny the Younger đã thiệt mạng trong thảm kịch này.Pliny the Younger là một trong số ít người may mắn sống sót khi Pompeii hứng chịu hậu quả tàn khốc khi núi lửa Vesuvius "thức giấc". Theo đó, ông đã tận mắt chứng kiến những điều tồi tệ xảy ra ở Pompeii. Ông đã kể lại những gì trải qua trong thư gửi cho nhà sử học La Mã Tacitus.Theo Pliny the Younger, hầu hết người dân ở Pompeii thiệt mạng vào ngày thứ hai sau khi núi lửa Vesuvius phun trào dữ dội. Dung nham núi lửa đã kéo theo một trận lở tuyết khủng khiếp.Đặc biệt, Pliny the Younger cho hay sau khi núi lửa Vesuvius phun trào, những trận động đất mạnh đã làm rung chuyển Pompeii. Những trận động đất này xảy ra ngay sau khi núi lửa Vesuvius "thức giấc" và kéo dài sang tới ngày thứ hai.Từ đó, Pliny the Younger cho rằng, núi lửa Vesuvius phun trào kết hợp với động đất đã khiến Pompeii bị diệt vong.Gần đây, các nhà khoa học ở Italy đã tìm thấy những bằng chứng cho thấy một số người dân ở Pompeii tử vong do sập nhà thay vì ngạt thở hoặc tiếp xúc với luồng nhiệt quá cao từ vụ phun trào núi lửa. Những ngôi nhà bị sập là do ảnh hưởng của động đất.Phát hiện này giúp xác nhận những thông tin mà Pliny the Younger viết là có căn cứ. Qua đó, cái chết của nhiều cư dân ở Pompeii được làm sáng tỏ.Mời độc giả xem video: Giải mã bí mật giúp kỳ quan La Mã đứng vững hơn 2.000 năm qua.
Tàn tích của thành phố La Mã Pompeii hiện nằm ở vùng Campania, Italy. Các chuyên gia đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm giải mã những bí ẩn liên quan đến sự kiện Pompeii bị "xóa sổ" vào năm 79 sau Công nguyên.
Theo các ghi chép, sử liệu, vào năm 79 sau Công nguyên, núi lửa Vesuvius phun trào dữ dội đã khiến Pompeii - thành phố nằm gần núi lửa - chịu thiệt hại nặng nề.
Ước tính, khoảng 2.000 người dân ở thành phố Pompeii thiệt mạng trong thảm họa kinh hoàng này. Toàn bộ thành phố La Mã cổ đại cũng bị chôn vùi trong lớp tro bụi, đất đá núi lửa. Theo đó, Pompeii "biến mất" khỏi lịch sử".
Pliny the Younger (sinh năm 61 - mất năm 113) là một học giả nổi tiếng lịch sử. Ông cũng là nhân chứng của vụ phun trào núi lửa Vesuvius năm 79. Chú của Pliny the Younger đã thiệt mạng trong thảm kịch này.
Pliny the Younger là một trong số ít người may mắn sống sót khi Pompeii hứng chịu hậu quả tàn khốc khi núi lửa Vesuvius "thức giấc". Theo đó, ông đã tận mắt chứng kiến những điều tồi tệ xảy ra ở Pompeii. Ông đã kể lại những gì trải qua trong thư gửi cho nhà sử học La Mã Tacitus.
Theo Pliny the Younger, hầu hết người dân ở Pompeii thiệt mạng vào ngày thứ hai sau khi núi lửa Vesuvius phun trào dữ dội. Dung nham núi lửa đã kéo theo một trận lở tuyết khủng khiếp.
Đặc biệt, Pliny the Younger cho hay sau khi núi lửa Vesuvius phun trào, những trận động đất mạnh đã làm rung chuyển Pompeii. Những trận động đất này xảy ra ngay sau khi núi lửa Vesuvius "thức giấc" và kéo dài sang tới ngày thứ hai.
Từ đó, Pliny the Younger cho rằng, núi lửa Vesuvius phun trào kết hợp với động đất đã khiến Pompeii bị diệt vong.
Gần đây, các nhà khoa học ở Italy đã tìm thấy những bằng chứng cho thấy một số người dân ở Pompeii tử vong do sập nhà thay vì ngạt thở hoặc tiếp xúc với luồng nhiệt quá cao từ vụ phun trào núi lửa. Những ngôi nhà bị sập là do ảnh hưởng của động đất.
Phát hiện này giúp xác nhận những thông tin mà Pliny the Younger viết là có căn cứ. Qua đó, cái chết của nhiều cư dân ở Pompeii được làm sáng tỏ.
Mời độc giả xem video: Giải mã bí mật giúp kỳ quan La Mã đứng vững hơn 2.000 năm qua.