Khi kiểm tra, nghiên cứu các xác ướp được tìm thấy ở lưu vực Tarim thuộc sa mạc Tân Cương, các nhà khoa học Trung Quốc đã có khám phá quan trọng về loại pho mát lâu đời nhất thế giới. Theo họ, pho mát có niên đại khoảng 3.500 năm. Ảnh: Wenying Li.Các chuyên gia ban đầu phát hiện một chất chất màu trắng bí ẩn được bôi trên một số xác ướp chôn cất tại nghĩa trang Xiaohe ở lưu vực Tarim cách đây khoảng 2 thập kỷ. Ảnh: Wenying Li.Theo nghiên cứu mới công bố, các chuyên đã tiến hành xét nghiệm DNA và xác định chất màu trắng bí ẩn là phô mai kefir. Ảnh: Yimin Yang.Phô mai chứa một số loài vi khuẩn và nấm, bao gồm: Lactobacillus kefiranofaciens và Pichia kudriavzevii, cả hai đều có trong phô mai kefir ngày nay. Ảnh: Wenying Li."Đây là mẫu pho mát lâu đời nhất từng được phát hiện trên thế giới. Những loại thực phẩm như pho mát cực kỳ khó bảo quản trong hàng nghìn năm khiến đây trở thành một khám phá hiếm có và giá trị", Tiến sĩ Qiaomei Fu - trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. Ảnh: Wanjing Ping.Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra rằng, người dân sống cách đây khoảng 3.500 năm không trộn nhiều loại sữa lại với nhau khi làm phô mai kefir. Họ tin rằng, cách làm phô mai kefir của người dân khi đó khá giống như thời hiện đại và được truyền từ đời này sang đời khác. Ảnh: Y, Liu et al., Cell, 2024.Theo các chuyên gia, thực phẩm lên men, trong đó có phô mai kefir là một phần quan trọng trong cuộc sống của người dân ở Xiaohe vào hàng ngàn trước. Ảnh: Yimin Yang et al/Journal of Archaeological Science.Giới khoa học lý giải lý do mà người dân ở Xiaohe ưa thích phô mai kefir là bởi loại phô mai này chứa hàm lượng lactose thấp. Bởi lẽ họ không dung nạp lactose do di truyền. Thêm nữa, sản xuất phô mai còn là một cách để kéo dài thời gian sử dụng của sữa. Ảnh: nypost.Việc nghiên cứu chi tiết pho mát lâu đời nhất thế giới được chôn cùng các xác ướp ở lưu vực Tarim giúp giới chuyên gia hiểu rõ hơn về chế độ ăn uống và văn hóa của người xưa. Ảnh: gigazine.Mời độc giả xem video: Giật mình phát hiện xác ướp 2.500 tuổi tim vẫn đập thình thịch.
Khi kiểm tra, nghiên cứu các xác ướp được tìm thấy ở lưu vực Tarim thuộc sa mạc Tân Cương, các nhà khoa học Trung Quốc đã có khám phá quan trọng về loại pho mát lâu đời nhất thế giới. Theo họ, pho mát có niên đại khoảng 3.500 năm. Ảnh: Wenying Li.
Các chuyên gia ban đầu phát hiện một chất chất màu trắng bí ẩn được bôi trên một số xác ướp chôn cất tại nghĩa trang Xiaohe ở lưu vực Tarim cách đây khoảng 2 thập kỷ. Ảnh: Wenying Li.
Theo nghiên cứu mới công bố, các chuyên đã tiến hành xét nghiệm DNA và xác định chất màu trắng bí ẩn là phô mai kefir. Ảnh: Yimin Yang.
Phô mai chứa một số loài vi khuẩn và nấm, bao gồm: Lactobacillus kefiranofaciens và Pichia kudriavzevii, cả hai đều có trong phô mai kefir ngày nay. Ảnh: Wenying Li.
"Đây là mẫu pho mát lâu đời nhất từng được phát hiện trên thế giới. Những loại thực phẩm như pho mát cực kỳ khó bảo quản trong hàng nghìn năm khiến đây trở thành một khám phá hiếm có và giá trị", Tiến sĩ Qiaomei Fu - trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. Ảnh: Wanjing Ping.
Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra rằng, người dân sống cách đây khoảng 3.500 năm không trộn nhiều loại sữa lại với nhau khi làm phô mai kefir. Họ tin rằng, cách làm phô mai kefir của người dân khi đó khá giống như thời hiện đại và được truyền từ đời này sang đời khác. Ảnh: Y, Liu et al., Cell, 2024.
Theo các chuyên gia, thực phẩm lên men, trong đó có phô mai kefir là một phần quan trọng trong cuộc sống của người dân ở Xiaohe vào hàng ngàn trước. Ảnh: Yimin Yang et al/Journal of Archaeological Science.
Giới khoa học lý giải lý do mà người dân ở Xiaohe ưa thích phô mai kefir là bởi loại phô mai này chứa hàm lượng lactose thấp. Bởi lẽ họ không dung nạp lactose do di truyền. Thêm nữa, sản xuất phô mai còn là một cách để kéo dài thời gian sử dụng của sữa. Ảnh: nypost.
Việc nghiên cứu chi tiết pho mát lâu đời nhất thế giới được chôn cùng các xác ướp ở lưu vực Tarim giúp giới chuyên gia hiểu rõ hơn về chế độ ăn uống và văn hóa của người xưa. Ảnh: gigazine.
Mời độc giả xem video: Giật mình phát hiện xác ướp 2.500 tuổi tim vẫn đập thình thịch.