Bernando Arriaza - giáo sư tại Đại học Tarapaca cho hay sa mạc Atacama từng là nơi sinh sống của người Chinchorro. Bộ tộc này bắt đầu ướp xác người quá cố cách đây khoảng 7.000 năm, sớm hơn người Ai Cập cổ đại khoảng 2.000 năm. Theo đó, xác ướp Chinchorro trở thành những xác ướp lâu đời nhất thế giới.Tuy nhiên, theo thời gian, sự phát triển của con người và biến đổi khí hậu ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đối với những xác ướp cổ xưa này.Sa mạc khô cằn đã bảo quản những xác ướp của người Chinchorro và nhiều di tích khác. Nhờ vậy, các nhà khảo cổ giải mã được những bí ẩn về cuộc sống của bộ tộc này.Các nhà nghiên cứu cho rằng, người Chinchorro có thể bắt đầu ướp xác từ việc quan sát quá trình ướp xác tự nhiên trong điều kiện khô hạn của sa mạc. Họ cho hay người Chinchorro ướp xác cũng như trang trí thêm với chăn sậy, mặt nạ đất sét, tóc người và nhiều thứ khác.Người Chinchorro sống ở sa mạc Atacama trong suốt nhiều thế kỷ nhưng không để lại bất cứ tài liệu, ghi chép nào. Việc tìm thấy những xác ướp được bảo quản tốt của người Chinchorro cung cấp thông tin hiếm hoi về tín ngưỡng và văn hóa của họ. Khác với người Ai Cập cổ đại, mọi tầng lớp và lứa tuổi đều được người Chinchorro ướp xác mà không có sự phân biệt.Nhiều bảo tàng, trong đó có Bảo tàng Khảo cổ Miguel de Azapa ở thành phố cổ Arica, trưng bày một số xác ướp và các di tích văn hóa của người Chinchorro. Một số xác ướp và các di tích khác được lưu giữ an toàn trong phòng triển lãm có kiểm soát khí hậu nhưng chúng vẫn có nguy cơ bị phá hủy.UNESCO đã đưa khu định cư Chinchorro với các xác ướp tại Chile vào danh sách Di sản Thế giới hồi tháng 7/2021. Tuy nhiên, điều này có thể không đủ để "cứu" những xác ướp lâu đời nhất thế giới."Nếu nhiệt độ mặt biển gia tăng ở bờ biển phía bắc Chile, độ ẩm khí quyển cũng tăng lên. Điều này sẽ tạo ra sự phân hủy ở những nơi hiện nay không có sự phân hủy. Khi đó, các xác ướp sẽ bị phá hủy", Claudio LaTorre, nhà cổ sinh thái học tại Đại học Công giáo Chile, cho biết. Ngoài xác ướp, những di tích cổ xưa khác trên sa mạc Atacama cũng có nguy cơ bị biến mất."Biến đổi khí hậu do con người gây ra là điều khiến chúng tôi thực sự lo lắng. Nguyên do là bởi nó sẽ thay đổi nhiều khía cạnh tạo nên sa mạc ngày nay", chuyên gia LaTorre cho biết.Đôi khi các xác ướp lộ ra do con người xây dựng đường sá hay các tòa nhà, sự xuống cấp bắt đầu xảy ra do điều kiện thời tiết. Giới chức trách và các chuyên gia đã và đang nỗ lực nâng cao nhận thức của mọi người về xác ướp với hy vọng sẽ giúp bảo tồn các xác ướp hàng ngàn tuổi tốt hơn.Mời độc giả xem video: Hé lộ bí mật xác ướp thai phụ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Bernando Arriaza - giáo sư tại Đại học Tarapaca cho hay sa mạc Atacama từng là nơi sinh sống của người Chinchorro. Bộ tộc này bắt đầu ướp xác người quá cố cách đây khoảng 7.000 năm, sớm hơn người Ai Cập cổ đại khoảng 2.000 năm. Theo đó, xác ướp Chinchorro trở thành những xác ướp lâu đời nhất thế giới.
Tuy nhiên, theo thời gian, sự phát triển của con người và biến đổi khí hậu ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đối với những xác ướp cổ xưa này.
Sa mạc khô cằn đã bảo quản những xác ướp của người Chinchorro và nhiều di tích khác. Nhờ vậy, các nhà khảo cổ giải mã được những bí ẩn về cuộc sống của bộ tộc này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, người Chinchorro có thể bắt đầu ướp xác từ việc quan sát quá trình ướp xác tự nhiên trong điều kiện khô hạn của sa mạc. Họ cho hay người Chinchorro ướp xác cũng như trang trí thêm với chăn sậy, mặt nạ đất sét, tóc người và nhiều thứ khác.
Người Chinchorro sống ở sa mạc Atacama trong suốt nhiều thế kỷ nhưng không để lại bất cứ tài liệu, ghi chép nào. Việc tìm thấy những xác ướp được bảo quản tốt của người Chinchorro cung cấp thông tin hiếm hoi về tín ngưỡng và văn hóa của họ. Khác với người Ai Cập cổ đại, mọi tầng lớp và lứa tuổi đều được người Chinchorro ướp xác mà không có sự phân biệt.
Nhiều bảo tàng, trong đó có Bảo tàng Khảo cổ Miguel de Azapa ở thành phố cổ Arica, trưng bày một số xác ướp và các di tích văn hóa của người Chinchorro. Một số xác ướp và các di tích khác được lưu giữ an toàn trong phòng triển lãm có kiểm soát khí hậu nhưng chúng vẫn có nguy cơ bị phá hủy.
UNESCO đã đưa khu định cư Chinchorro với các xác ướp tại Chile vào danh sách Di sản Thế giới hồi tháng 7/2021. Tuy nhiên, điều này có thể không đủ để "cứu" những xác ướp lâu đời nhất thế giới.
"Nếu nhiệt độ mặt biển gia tăng ở bờ biển phía bắc Chile, độ ẩm khí quyển cũng tăng lên. Điều này sẽ tạo ra sự phân hủy ở những nơi hiện nay không có sự phân hủy. Khi đó, các xác ướp sẽ bị phá hủy", Claudio LaTorre, nhà cổ sinh thái học tại Đại học Công giáo Chile, cho biết. Ngoài xác ướp, những di tích cổ xưa khác trên sa mạc Atacama cũng có nguy cơ bị biến mất.
"Biến đổi khí hậu do con người gây ra là điều khiến chúng tôi thực sự lo lắng. Nguyên do là bởi nó sẽ thay đổi nhiều khía cạnh tạo nên sa mạc ngày nay", chuyên gia LaTorre cho biết.
Đôi khi các xác ướp lộ ra do con người xây dựng đường sá hay các tòa nhà, sự xuống cấp bắt đầu xảy ra do điều kiện thời tiết. Giới chức trách và các chuyên gia đã và đang nỗ lực nâng cao nhận thức của mọi người về xác ướp với hy vọng sẽ giúp bảo tồn các xác ướp hàng ngàn tuổi tốt hơn.
Mời độc giả xem video: Hé lộ bí mật xác ướp thai phụ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.