Những câu chuyện về vương quốc "Atlantis xứ Wales" đã thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia và công chúng trong suốt nhiều thế kỷ.
Tương truyền, vương quốc Cantre'r Gwaelod từng vô cùng thịnh vượng trước khi bị đại dương "nuốt chửng".Dù "ngủ vùi" dưới đáy biển nhưng chuông nhà thờ của vương quốc Cantre'r Gwaelod được một số người dân kể rằng vẫn nghe thấy tiếng chuông vang lên vào những buổi tối tĩnh lặng.Trong suốt nhiều thế kỷ, không ít chuyên gia chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư cố gắng tìm kiếm manh mối nhằm xác định sự tồn tại của vương quốc "Atlantis xứ Wales".Simon Haslett, Giáo sư danh dự về địa vật lý tại Đại học Swansea ở xứ Wales, đã dẫn đầu một nhóm nghiên cứu tìm kiếm tung tích của vương quốc Cantre'r Gwaelod. Họ đã lần tìm các sử liệu, ghi chép cũ và bất ngờ tìm được một tấm bản đồ thời Trung cổ có chứa manh mối về vương quốc này.Đó là tấm bản đồ Gough được các nhà nghiên cứu xác định có niên đại từ thế kỷ 13 hoặc 14. Đây là tấm bản đồ lâu đời nhất còn sót lại của Quần đảo Anh.Trong tấm bản đồ Gough, hai hòn đảo dường như nằm ở vị trí gần trùng khớp với Sarn Cynfelin, giữa các cửa sông Ystwyth và Dyfi, và Sarn y Bwch, giữa các cửa sông Dyfi và Mawddach.Theo nhóm nghiên cứu của giáo sư Simon, dường như 2 hòn đảo trên đã biến mất vào giữa thế kỷ 16 bởi chúng không xuất hiện trong các tấm bản đồ sau này.Vì vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng, vương quốc Cantre'r Gwaelod có thể từng tồn tại trên một trong hai hòn đảo đó. Về nguyên nhân khiến vương quốc "Atlantis xứ Wales" biến mất, họ suy đoán có thể là do mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Theo đó, nơi đây bị đại dương "nuốt chửng".Để tìm ra câu trả lời chính xác, các chuyên gia sẽ cần phải nghiên cứu sâu hơn, tìm kiếm những bằng chứng xác thực về sự tồn tại của vương quốc Cantre'r Gwaelod. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Mục sở thị loài “mộc tinh” cổ xưa nhất thế giới, sống hàng nghìn năm.
Những câu chuyện về vương quốc "Atlantis xứ Wales" đã thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia và công chúng trong suốt nhiều thế kỷ.
Tương truyền, vương quốc Cantre'r Gwaelod từng vô cùng thịnh vượng trước khi bị đại dương "nuốt chửng".
Dù "ngủ vùi" dưới đáy biển nhưng chuông nhà thờ của vương quốc Cantre'r Gwaelod được một số người dân kể rằng vẫn nghe thấy tiếng chuông vang lên vào những buổi tối tĩnh lặng.
Trong suốt nhiều thế kỷ, không ít chuyên gia chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư cố gắng tìm kiếm manh mối nhằm xác định sự tồn tại của vương quốc "Atlantis xứ Wales".
Simon Haslett, Giáo sư danh dự về địa vật lý tại Đại học Swansea ở xứ Wales, đã dẫn đầu một nhóm nghiên cứu tìm kiếm tung tích của vương quốc Cantre'r Gwaelod. Họ đã lần tìm các sử liệu, ghi chép cũ và bất ngờ tìm được một tấm bản đồ thời Trung cổ có chứa manh mối về vương quốc này.
Đó là tấm bản đồ Gough được các nhà nghiên cứu xác định có niên đại từ thế kỷ 13 hoặc 14. Đây là tấm bản đồ lâu đời nhất còn sót lại của Quần đảo Anh.
Trong tấm bản đồ Gough, hai hòn đảo dường như nằm ở vị trí gần trùng khớp với Sarn Cynfelin, giữa các cửa sông Ystwyth và Dyfi, và Sarn y Bwch, giữa các cửa sông Dyfi và Mawddach.
Theo nhóm nghiên cứu của giáo sư Simon, dường như 2 hòn đảo trên đã biến mất vào giữa thế kỷ 16 bởi chúng không xuất hiện trong các tấm bản đồ sau này.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng, vương quốc Cantre'r Gwaelod có thể từng tồn tại trên một trong hai hòn đảo đó. Về nguyên nhân khiến vương quốc "Atlantis xứ Wales" biến mất, họ suy đoán có thể là do mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Theo đó, nơi đây bị đại dương "nuốt chửng".
Để tìm ra câu trả lời chính xác, các chuyên gia sẽ cần phải nghiên cứu sâu hơn, tìm kiếm những bằng chứng xác thực về sự tồn tại của vương quốc Cantre'r Gwaelod. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Mục sở thị loài “mộc tinh” cổ xưa nhất thế giới, sống hàng nghìn năm.